Hỗ trợ theo "diện" và "điểm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục trải qua một năm đầy gian khó với bài toán cân đối dòng tiền ra sao để bám trụ. Họ cần trợ lực từ nhà nước hơn bao giờ hết.

Khác với những lần bùng phát dịch trước đây, mức độ tập trung và phức tạp của đợt này tăng lên, tác động đến doanh nghiệp cũng trực diện hơn. Trong khi đó, sức chống chịu của doanh nghiệp đã suy giảm đáng kể do bị bào mòn dần từ những đợt dịch trước. Do đó, chính sách hỗ trợ lần này phải đặc biệt và trọng điểm hơn.

Với tinh thần "không ngăn sông cấm chợ" và "khoanh vùng hẹp" để bảo đảm sản xuất, duy trì phát triển kinh tế, Chính phủ không đưa ra giải pháp giãn cách toàn bộ xã hội như lần bùng dịch đầu tiên - khi cả nước còn bỡ ngỡ trước sự xuất hiện của một căn bệnh mới lạ. Bởi vậy, mức độ tác động của dịch bệnh đến doanh nghiệp lần này rất khác nhau.

Một số địa phương cụ thể, một số doanh nghiệp cụ thể bị tác động nặng nề do nằm ở tâm dịch. Một số khác dù không nằm ở điểm nóng nhưng chịu tác động dây chuyền do thuộc chuỗi cung ứng, trong khi nhiều doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng nhẹ hơn. Như vậy, chính sách hỗ trợ cần kết hợp giữa "diện" và "điểm" với mức độ ưu tiên khác nhau.

Cụ thể, cần tiếp tục duy trì ưu đãi thuế, phí, tín dụng... đối với toàn bộ doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, cần chính sách riêng và kịp thời cho doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề ở những địa phương hứng chịu dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là doanh nghiệp ở các khu công nghiệp với vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, hoặc doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu quan trọng.

Trong đó, cần thiết giảm thuế với mức độ phù hợp bên cạnh gói hỗ trợ trả lương cho người lao động cùng ưu đãi tín dụng mạnh mẽ hơn nữa cho nhóm doanh nghiệp nằm trong tâm dịch hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch. Ngoài ra, kiên trì kiến nghị giảm thuế GTGT để kích thích tiêu dùng, từ đó đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế.

Nếu không có chính sách đặc thù như trên, chắc chắn không ít doanh nghiệp sẽ không thể hồi phục và khó sống sót trước các đợt dịch liên tiếp.

Chính sách cần có chung, có riêng, có ưu đãi tùy theo mức độ bởi nguồn lực nhà nước có hạn. Với con số hơn 700.000 doanh nghiệp hiện nay, nếu hỗ trợ cào bằng thì ngân sách nhà nước sẽ rất khó cân đối, chưa kể hỗ trợ không đến được đúng địa chỉ, đúng trọng tâm.

Chính sách hỗ trợ đã ít nhiều được hình thành từ những đợt bùng phát dịch bệnh trước đây nhưng nhiều doanh nghiệp, người dân không tiếp cận được. Có tình trạng sợ trách nhiệm nếu tiền trợ cấp đến không đúng đối tượng, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, gây khó dễ cho đối tượng được hưởng trợ cấp, ưu đãi. Mục tiêu giải ngân khoản hỗ trợ chỉ làm được khi thủ tục đơn giản, cán bộ dám chịu trách nhiệm. Nếu không, các gói hỗ trợ vẫn chỉ nằm trên giấy, còn nền kinh tế ì ạch hồi phục bởi doanh nghiệp - trung tâm của nền kinh tế - phải một mình vật vã, xoay xở tìm đường sống sót.

GS TRẦN THỌ ĐẠT, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.