Hệ lụy từ 'sống ảo'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội (Facebook, TikTok…) liên tiếp xuất hiện hình ảnh, clip về những hành vi phản cảm như đỗ ô tô, trải thảm giữa quốc lộ dàn hàng nhảy múa, tập yoga…, vi phạm Luật Giao thông đường bộ, gây bức xúc dư luận.
Nhóm phụ nữ đang nằm tập yoga ngay giữa đường nhánh Quốc lộ 37 (ảnh cắt từ Facebook).

Nhóm phụ nữ đang nằm tập yoga ngay giữa đường nhánh Quốc lộ 37 (ảnh cắt từ Facebook).

Ngày 17/5, trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh nhóm hơn chục phụ nữ mặc đồ tập thể thao trải bạt giữa đường rồi nằm cụm chân, hướng đầu ra phía ngoài, trong lúc các phương tiện đang lưu thông. Địa điểm mà nhóm phụ nữ nằm tập được xác định là Quốc lộ 37, đoạn qua địa bàn thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).

Cũng tại địa bàn huyện Kiến Xương, trên mạng xã hội còn xuất hiện clip gồm 6 phụ nữ mặc áo đỏ, quần đen trải thảm ra đường rồi thản nhiên tập thể dục để người khác quay clip.

Chưa hết, ngày 17/5, tại Ninh Gia, Đức Trọng (Lâm Đồng, một nhóm phụ nữ đỗ ô tô chiếm hẳn một làn đường rồi dàn hàng nhảy múa, quay video, gây cản trở giao thông. Sự việc diễn ra trên tuyến đường hai chiều, mỗi bên chỉ dành cho một làn xe nên buộc các xe đi phía sau phải dừng lại, vì làn ngược chiều nhiều phương tiện khác đang lưu thông.

Cũng ngày 17/5, ô tô chở 4 người do một phụ nữ điều khiển đi vào khu du lịch hồ Tuyền Lâm (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) để tham quan. Trên đường đi, người phụ nữ đã dừng ô tô ở đoạn có nhiều hoa phượng để chụp ảnh. Chưa dừng ở đó, nhóm phụ nữ còn bật loa phát nhạc và thản nhiên nhảy múa trên đường. Người phụ nữ điều khiển phương tiện cho biết, do không thấy biển cấm dừng xe trên đường, nên mới có những vi phạm nêu trên.

Còn rất nhiều video, ảnh chụp liên quan đến tập yoga, tập thể dục giữa lòng đường được đưa lên mạng xã hội với mục đích "câu view". Những hành động nêu trên bị nhiều người lên án vì tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, gây nguy hiểm cho chính họ và những người tham gia giao thông.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip một đoàn xe sang rước dâu dừng giữa đường, đoạn qua địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương để cô dâu, chú rể xuống quay phim, chụp ảnh. Sự việc khiến nhiều phương tiện đang lưu thông phải dừng lại, gây ùn tắc giao thông tại khu vực ngã ba giao nhau giữa Quốc lộ 38B và đường trục Bắc - Nam.

Theo cơ quan công an, tranh thủ đám cưới của một nhân viên cũ, có nhiều xe sang tham gia rước dâu, Phạm Đức Hải (còn gọi là “Hải Idol”, sinh năm 1996, trú tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) đã tranh thủ quay clip rồi đăng lên tài khoản cá nhân trên các kênh mạng xã hội. Hành vi này nhằm đánh bóng tên tuổi, tăng lượng người theo dõi và tương tác trên các kênh bán hàng của Hải.

Đối tượng Phạm Đức Hải tại cơ quan công an. Ảnh: Văn Tú/TTXVN

Đối tượng Phạm Đức Hải tại cơ quan công an. Ảnh: Văn Tú/TTXVN

Với vi phạm trên, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Đức Hải và Vương Đình Trường (sinh năm 2004, trú tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Đây cũng là bài học đắt giá cho những người thường đề cao lối “sống ảo” mà coi thường kỷ cương, pháp luật.

Những vụ việc trên cho thấy lối “sống ảo” không còn là hành vi đơn lẻ, mà trở thành một trào lưu độc hại và được lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội. Đáng báo động, những trò “câu view” thiếu ý thức này lại đang được "khích lệ" trên một số nền tảng, nhất là trên Tik Tok và liên tục hiển thị tới người sử dụng mạng xã hội.

Có thể thấy, đối tượng tham gia trào lưu “sống ảo” rất đa dạng, cả người lớn tuổi, người trẻ tuổi, với nhiều thành phần xã hội, đối tượng khác nhau. Với họ, bất kể chỗ nào cũng có thể trở thành địa điểm để họ thể hiện. Đáng lên án, những hành động phản cảm, vô ý thức lại nhận được sự hưởng ứng của một bộ phận người sử dụng mạng internet.

Từ những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến lối “sống ảo”, trào lưu "câu like” trên mạng xã hội xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây đã đặt ra vấn đề: Nếu không xử lý kiên quyết vi phạm, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức, lối sống, và thiếu định hướng trong sử dụng mạng xã hội của một bộ phận cư dân, sẽ là một hệ lụy lớn cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.