Hàng loạt khó khăn để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam cần tháo gỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, công trình hạ tầng kỹ thuật... để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thi công cao tốc Bắc Nam. Ảnh: ĐT
Thi công cao tốc Bắc Nam. Ảnh: ĐT
Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án bám sát tình hình thực hiện các dự án; thường xuyên làm việc với các địa phương, xây dựng kế hoạch để lãnh đạo bộ làm việc với các địa phương về dự án; cử cán bộ kỹ thuật bám sát hiện trường chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu quản lý chặt chẽ chất lượng công trình, tiến độ là quan trọng nhưng chất lượng là hàng đầu.
Liên quan công tác giải ngân, quản lý vốn, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án hoàn thành lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng, quý cho từng dự án, trong đó phải xây dựng kế hoạch thi công chi tiết, sau đó mới xây dựng kế hoạch giải ngân; kế hoạch phải có tính dự phòng để tránh gây ra áp lực về tiến độ giải ngân trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, các đơn vị trên phải theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và làm rõ nguyên nhân chậm, đề xuất giải pháp khắc phục để giải ngân vốn theo kế hoạch đã cam kết.
Theo ông Lương Văn Long - Giám đốc điều hành dự án Ban Quản lý dự án Thăng Long - đại diện chủ đầu tư dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 (dự án có tổng chiều dài 63,3km, thời gian hoàn thành vào năm 2022), khi triển khai thi công đã phát sinh tình trạng nhiều mỏ vật liệu, bãi đổ thải không thích hợp, không như số liệu khảo sát bước thiết kế kỹ thuật như đã hết hạn khai thác, chưa được quy hoạch, đã hết trữ lượng, trữ lượng còn lại ít... cũng đã ảnh hưởng đến công tác thi công, tiến độ hoàn thành dự án.
Đại diện tư vấn tham gia thiết kế kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết, theo quy định, trước khi các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam tổ chức đấu thầu xây lắp đều được khảo sát kỹ lưỡng, trong đó có việc khảo sát, xác định các mỏ vật liệu phục vụ thi công.
Về quy trình, các đơn vị tư vấn sẽ đi thu thập số liệu để xác định số lượng mỏ (cả mỏ đang khai thác và mỏ có trong quy hoạch nhưng chưa khai thác), trữ lượng mỏ có thể cung cấp nguồn đất đắp cho dự án trên cơ sở pháp lý là quy hoạch mỏ của chính quyền địa phương.
Đồng thời sẽ tiến hành lấy mẫu để xác định chất lượng, khả năng vận chuyển, rồi tổng hợp để đưa vào hồ sơ các mỏ đất, sau đó xin ý kiến thống nhất của chính quyền địa phương. Qua đó, đại diện TEDI cho rằng về nguyên tắc khi triển khai dự án, các nhà thầu đã có sẵn các mỏ vật liệu để làm, không lo thiếu. Tuy nhiên, thực trạng này đang tồn tại ở nhiều dự án cao tốc Bắc-Nam đang triển khai và các chủ đầu tư, nhà thầu đã có kiến nghị tới Bộ Giao thông Vận tải và địa phương nhằm giải quyết khó khăn này để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
ĐẶNG TIẾN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.