Hai bảo mẫu bạo hành trẻ: 'Rèn quy củ' bằng giẫm đạp, quăng quật!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hai bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi đã khóc, đã nói lời xin lỗi ...như hầu hết thủ phạm các vụ bạo hành khác. Và rút cuộc, hàng năm, vẫn xảy ra tới 2.000 vụ bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hai bảo mẫu vụ bạo hành trẻ 17 tháng tuổi cho biết hành vi bạo hành là để "rèn vào quy củ của lớp". Ảnh: Công an cung cấp

Hai bảo mẫu vụ bạo hành trẻ 17 tháng tuổi cho biết hành vi bạo hành là để "rèn vào quy củ của lớp". Ảnh: Công an cung cấp

Bảo mẫu Nguyễn Thị Lành giải thích nguyên nhân vụ bạo hành rất đơn giản: Vì Bé P.T.Đ cứ chạy ra cửa khóc, đòi về, nên Lành đã ném bé xuống nền nhà...để rèn vào quy củ của lớp.

Bảo mẫu Nguyễn Thị An thì rèn quy củ bằng cách giẫm lên đầu, đạp vào tai.

Nguyên nhân đơn giản, nhưng thật đáng sợ. Vì đứa trẻ nào khi mới gửi trẻ cũng khóc, cũng đòi về.

Trong danh xưng “bảo mẫu”, chữ “mẫu”- nghĩa là mẹ. Cả 2 bảo mẫu đều đang có con nhỏ. Nhưng có lẽ không có người mẹ nào dạy dỗ con mình bằng cách giẫm đầu, đạp tai, ném xuống nền nhà...để lại hậu quả là một đứa bé 17 tháng tuổi tử vong.

Những lời xin lỗi, vì thế, chẳng còn có ý nghĩa gì nữa!

Chúng ta có những con số rất nhức nhối về tình trạng bạo hành trẻ em ở cơ sở mầm non, nhất là các trường, lớp mầm non ngoài công lập.

Số liệu của ngành giáo dục cho biết: Cả nước có 16.090 cơ sở giáo dục mầm non độc lập, trong đó nhóm trẻ độc lập (tối đa 7 trẻ) lên tới 1.400 nhóm. Đây chính là khu vực vừa không được quan tâm, vừa “rất khó quản lý” khi được tổ chức và hoạt động hầu hết là tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư. Và có đến 80% các vụ bạo hành xảy ra trong các cơ sở này.

Cơ sở trông giữ tự phát của An và Lành cũng vậy. Từng bị chính quyền xã Vạn Điểm yêu cầu đóng cửa, từng bị xử phạt tới 2 lần do không đảm bảo hoạt động, mà lần gần đây nhất là vào đầu tháng 11.2022. Nhưng rồi hậu quả vẫn xảy ra.

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hiền, trên Tạp chí Giáo chức Việt Nam từng cảnh báo về tính chất “vô cùng nghiêm trọng” trong các vụ bạo hành trẻ mầm non.

Nghiêm trọng, khi bạo hành xảy ra thậm chí với trẻ chỉ vài ba tháng tuổi; vì xảy ra trong hầu hết các hoạt động trong ngày của trẻ: quăng quật trong giờ ngủ; dọa nạt, nhồi nhét thô bạo trong giờ ăn; đánh đập trong lúc tắm, lúc đi vệ sinh....

Nghiêm trọng, vì ngoài bạo lực bằng tay chân, hoặc bất cứ thứ gì, kể cả giẻ lau, kể cả dao, kéo... thì còn có những hành vi bạo hành tinh thần: Có trẻ bị buộc ngồi bô suốt ngày để khỏi phải mặc quần.

Những vết thương ngoài da có thể nhìn thấy được đôi khi không nguy hiểm bằng những tổn thương tâm hồn mãi mãi không bao giờ có thể liền sẹo.

Rồi sẽ ra sao nếu chúng ta không nghiêm túc đặt vấn đề với khu vực thiếu quan tâm, khó giám sát này ?! Hay lại phải đến khi có thêm những nạn nhân khác nữa?!

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).