Hà Nội ra yêu cầu mới, "mạnh tay" hơn với dự án nhà ở, khu đô thị bỏ hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở, khu đô thị định kỳ 6 tháng/lần đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND TP.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Theo nội dung kế hoạch trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm công tác quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ các dự án đầu tư;
Xây dựng rõ quy trình, phân công rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong công tác quản lý dự án đầu tư;
Khẩn trương xây dựng, điều chỉnh, cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý các dự án đầu tư để quản lý tình hình thực hiện, thông tin dự án đầu tư phù hợp theo hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin theo yêu cầu của TP.

Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện định kỳ 6 tháng/lần đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND TP. Ảnh: Trần Kháng
Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện định kỳ 6 tháng/lần đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND TP. Ảnh: Trần Kháng
Đồng thời, theo dõi, giám sát các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, bảo đảm quản lý chặt chẽ từ khi UBND TP giao chủ đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đến khi thực hiện xong dự án đầu tư theo quy định, bảo đảm kết nối liên thông, cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu của các cấp, các ngành thành phố.
Các sở, ngành TP liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện dự án đến các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng (đối với các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị) để định kỳ 6 tháng/lần đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND TP.
UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng của các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo UBND TP chỉ đạo xử lý đối với các dự án không thực hiện, kéo dài nhiều năm, không liên hệ, không phối hợp với chính quyền địa phương để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án Khu nhà ở Văn La - Văn Khê do Sông Đà Sudico làm chủ đầu tư đang bị bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn TP.Hà Nội. Ảnh: Trần Kháng
Dự án Khu nhà ở Văn La - Văn Khê do Sông Đà Sudico làm chủ đầu tư đang bị bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn TP.Hà Nội. Ảnh: Trần Kháng
Trước đó, UBND TP.Hà Nội đã có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP.Hà Nội về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
Tại Báo cáo số 20/BC-HĐND về kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND TP.Hà Nội thực hiện kết luận giám sát của HĐND TP về tình hình quản lý dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn. Qua rà soát, TP có 383 dự án có dấu hiệu vi phạm quy định Luật Đất đai.
Trong đó, 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
Từ tháng 7/2018 đến nay, Sở TNMT Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Kết quả cho thấy, có 35 dự án với tổng diện tích 57ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND TP.Hà Nội quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp tiền cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn.
Hết thời hạn thu hồi đất mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền trên đất.
Đáng chú ý có 29 dự án với tổng diện tích hơn 1.840ha kiến nghị trình UBND TP.Hà Nội thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư.
Minh Khôi (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.