Gương mặt thơ: Lữ Hồng và tình yêu cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi đọc chùm thơ gần chục bài của Lữ Hồng gửi để chọn 3 bài này và thấy sự trưởng thành vượt bậc của cô kể từ khi Hồng in tập thơ đầu tay “Một mai thức dậy”. Những ám ảnh cuộc đời, ám ảnh phận người và ám ảnh chính mình được Lữ Hồng thể hiện rất ngọt trong thơ và nó rất lạc quan.
 
“Ta đóng rêu trong mỗi ánh nhìn” là một cách nhìn, “Riêng ngọn mình, núi chỉ có mùa đông” là một cách nghĩ, “Chúng mình co giật trong hồi tưởng” là một cách cảm... Lữ Hồng trải nghiệm cảm xúc của mình từ đá, từ núi, từ phố, từ đêm... từ nhiều thứ và vượt qua bản thân mình. Đọc thơ Lữ Hồng, ta thấy yêu cuộc sống này hơn, thấy tin vào con người hơn, thấy cuộc đời đáng sống, đáng viết, đáng ngợi ca.
Nhớ có lần tôi nói về Lữ Hồng rằng, với cô, sống đã là thơ, mà là thơ hay. Huống gì, Lữ Hồng còn làm thơ và thơ có người đọc, thuyết phục được người đọc. Lữ Hồng đã xuất 2 tập sách, một thơ, một tản văn. Các bài thơ, truyện ngắn, tản văn của cô cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo trong cả nước. Cô hiện là giáo viên văn ở Gia Lai.
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Đá núi
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Người đã hẹn đi về phía núi
Để thấy hàng thông châm lá vào chiều
Khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ
Ta hiện sinh thành ngọn đá chờ trông.
Mùi nắng khô rám vào da núi
Bấy nhiêu năm nước chảy qua cầu
Lắt lẻo thế mà gập ghềnh đến thế
Có hơi dòng mà núi cháy không đau.
Người về chưa, đá sẽ bạc đầu
Trong nỗi nhớ giữa cánh rừng tuổi trẻ
Tím chiều ấy tím nhành trâm sẻ
Ta vọng tìm nơi đáy mắt cao nguyên.
Sương đêm túa, đá cựa mình buốt giá
Hơi núi về đêm thổi gợn quanh lòng
Nhìn dâu bể trở hai mùa trong-đục
Riêng ngọn mình, đá chỉ có mùa đông.
Thêm một chiều phố vắng
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Những hàng cây cúi mặt đợi chờ
Phố đi đến tận cùng mùa hạ
Vẫn xanh một ngày không nắng
Nhòa vào những mái nhà thưa.
Ngày anh không đến bao giờ
Ta cúi mặt nghe chiều đã vỡ
Ta cứ vờ dịu hiền như thế
Đi qua điều được-mất chốn nhân gian.
Những nỗi đau cháy tàn
Anh trốn sau mùa lá buốt
Chiều đi vào lòng phố
Ta đóng rêu trong mỗi ánh nhìn.
Sự hiện diện của mình
Chỉ làm phố chiều thêm vắng...
Những chiều tối mùa hè
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Sẽ chẳng hóa giải nổi điều gì
Nếu chúng mình cùng im lặng
Tình yêu không phải là một dòng sông
Để mất hút vào biển cả
Chúng ta
Không phải những hóa thân của loài gỗ mục
Vậy mà
Can đảm lặng im.
Khi bóng tối… tối thêm
Những ô cửa chiều về lên cơn sốt
Chúng mình co giật trong hồi tưởng
Lạnh toát một giấc mơ.
Muộn rồi
Bao giờ cũng là quá muộn để tỉnh ra
Dù chỉ có giấc mơ là sự thật
Còn thế gian đều bí ẩn
Như bài thơ xa xăm.
Thôi cứ lặng im
Để không phải nói một lời gian dối
Xin hàm ơn bóng tối
Rửa trái tim từ phía mùa hè…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.