Gương mặt thơ: Hữu Kim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Anh từng là bộ đội đóng quân ở An Khê (tỉnh Gia Lai), từ thời ấy, anh đã sinh hoạt với nhóm thơ... Đà Nẵng. Rồi anh chuyển lên Kon Plông làm Phó Chỉ huy trưởng về chính trị của Huyện Đội, nhưng rồi cái tư chất thi sĩ luôn âm ỉ trong anh, khóc đấy, cười đấy. Và vẫn làm thơ. Thế là, cái việc anh được điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Kon Tum rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như là lẽ đương nhiên. Gặp anh, không ai nghĩ người trước mặt mình từng mang quân hàm Thượng tá, mà là một thi sĩ đời... cũ.
 
Bài thơ “An Khê ngày tôi xa” anh viết từ năm 1994, sao mà day dứt, dùng dằng, bâng khuâng: “Ai về biển tôi lên rừng xa hút/Đi như trôi về phía hoàng hôn”. Hay bài “Câu thơ gửi lại” anh viết: “Này đây chút mảnh hồn ta/Mong manh sương khói la đà chân mây/Người ơi cạn chén vơi đầy/Của ta một chút tình này dâng yêu”.
Quê Thanh Hóa, hiện sống ở TP. Kon Tum, anh vẫn lơ ngơ trước bộn bề đời sống và vẫn làm thơ.
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Người cũ
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Người đã cũ, những bài thơ cũng cũ
Bão ngoài kia gió hây hẩy qua thềm
Ai như thể giống em mười sáu tuổi
Mắt đang cười, môi nở như hoa.
Đã cũ lắm nhưng quên sao được
Thuở ban đầu ta luống cuống cầm tay
Trăng mười sáu vầng trăng vằng vặc
Gió như đùa và lá như say!
Anh làm rớt một câu vụng dại
Đến chính anh không nghe nổi lòng mình
Chỉ có vậy rồi xa biền biệt
Người cũ ơi, thơ của thuở yêu đầu!
Hôm họp lớp gặp em bừng mặt đỏ
Người cũ ơi! Em giờ đã lên bà
Anh cũng cũ, những bài thơ đã cũ
Chỉ yêu thương không cũ bao giờ!
Trăng mười sáu vầng trăng riêng em nhỉ
Mãi trong ta như thuở yêu đầu
Nếu về được ngày xưa yêu dấu
Thơ cũ này anh lại đọc em nghe!
Uống rượu với cỏ xuân
Minh họa: T.N
Minh họa: T.N
Nâng một chén xin mời cỏ nhé
Xuân dập dìu muôn nẻo quê hương
Thêm chén nữa chúc xanh như thể
Trẻ muôn đời hoa cỏ yêu thương.
Chén này đây với em, với đất
Đã yêu tin chung thủy suốt đời
Mùa xuân đấy em ơi hãy hát
Ta dìu nhau xanh dưới mặt trời.
Xin được cúi dâng người cỏ biếc
Người thủy chung ơi, em của ta
Em hoa cỏ hồn nhiên như đất
Rượu ta mời lóng lánh sương sa!
An Khê ngày tôi xa
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
An Khê ngày tôi xa
Mưa cứ rơi tầm tã
Thị trấn nhỏ giữa đèo mây hút gió
Dòng sông Ba đưa tiễn dập dềnh.
An Khê tôi yêu
Tôi gửi lại những mùa mưa tầm tã
Những hoàng hôn rưng rưng khóc trong hồn
An Khê tôi yêu
Nơi tôi có mẹ nuôi lơ phơ tóc bạc
Lụi cụi chăm tôi khi cơn sốt giày vò
Tôi có những chiều bên ly rượu
Đêm mưa rơi ngóng bạn phía chân đèo
An Khê tôi có bao bè bạn
Thương biết bao những đêm rét quây quần.
An Khê ngày tôi xa
Em gái nhỏ vài bông hồng run rẩy
E lệ trao tôi như gửi gắm nỗi niềm
An Khê ngày tôi xa
Ai về biển tôi lên rừng xa hút
Đi như trôi về phía hoàng hôn.
Xanh xao thế con đường về ngược gió
Hạt mưa xiên giăng mắc những nỗi niềm
Em gầy lắm chắc qua nhiều thiếu ngủ
Run run tôi khẽ chạm bàn tay
Mà như thể hồn tôi vẫn ở
Với sông Ba như khao khát quê mình.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.