Gương mặt thơ: Đặng Bá Tiến

(GLO)- Tôi được đọc thơ Đặng Bá Tiến từ hồi những năm 80 của thế kỷ trước, khi ông còn là giáo viên ngoài Hà Tĩnh. Sau, ông chuyển vào Tây Nguyên làm báo, là phóng viên thường trú của một tờ báo lớn. Một thời, ông tung hoành với những phóng sự và phóng sự điều tra nóng bỏng.

Gương mặt thơ: Đặng Bá Tiến ảnh 1

Nhưng hóa ra, trong cái góc ẩn sâu nhất, mỏng manh nhất, trong veo nhất, ông vẫn dành những rung động cho thơ. Gác nghiệp báo, ông trọn vẹn cho thơ. Thơ ông nhiều chiêm nghiệm, những suy nghĩ được chắt ra từ cuộc đời lăn lộn, từng trải của ông, ví như bài tứ tuyệt này: “Tưởng lơ lửng giữa trời vô tích sự/bỗng một ngày rực rỡ ngát hương/Tưởng là kẻ ngẩn ngơ, gàn dở/bỗng câu thơ như chớp rạch đêm trường”. Hoặc: “Có niềm vui của gió/cả cánh rừng tan hoang/có niềm vui của sóng/cả làng chài đeo tang”.

Ngoài báo và thơ, Đặng Bá Tiến còn là một nhiếp ảnh gia cừ khôi với những cú bấm máy xuất thần, bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp, nhất là về Tây Nguyên.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sống tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





VIẾT Ở BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI

Chiều chầm chậm đặt chân trên sàn gỗ
lắng mình nghe cót két thời gian
đâu linh khí vua? đâu hồn sơn nữ
thiết mộc ẩm rêu theo năm tháng suy tàn.

Những phòng vắng bơ vơ vài ảnh mốc
giường vua nằm trắng lạnh màu ra
thoảng một chút từ bi mùi đại tím
ánh xanh xao cây trước cửa la đà.

Những ma nữ hồn thiêng đâu tá
ta muốn nghe dạ khúc thuở nào
ngót thế kỷ hồn chừng như mòn mỏi
ta đợi hoài chỉ xác lá lao xao.

Ta biết vua cũng vất vưởng từ lâu
hồn vua cũng tủi sầu vong quốc
đệ nhất trần gian nhưng khi về đất
biết đâu vua lại hóa kiếp nô tì...



BIẾT ĐÂU...

Ngửa tay hứng giọt sương mai
biết đâu giọt lệ người ngoài hành tinh

Mải nhìn giọt nắng lung linh
biết đâu con mắt người tình ngày xưa

Trưa chang chang nắng bỗng mưa
vì ai hờ hững em vừa giận chăng?

Đã đành rằm sẽ đẹp trăng
biết đâu có bữa mây giăng bời bời.

Ta đi gần trọn kiếp người
biết đâu bão nổi giữa trời thanh minh!

 

 Minh họa: H.T
Minh họa: H.T

NGHIÊNG

Nghiêng soi vào dòng suối
bông hoa rừng đẹp thêm
nghiêng cành trong nắng sớm
nụ hồng càng hiển duyên.

Em nghiêng vào trang sách
anh ngắm hoài, yêu thêm
nhưng nghiêng vào ai đó
có người buồn thâu đêm.

Đời có lắm nỗi niềm
chỉ vì ta nghiêng đấy
làm ngọn nến mà nghiêng
có thể thành đám cháy.

Làm dòng sông nếu chảy
nghiêng một bên lở bờ
nhưng nếu sống lập lờ
thành người vô tích sự...

Ai chọn đường ứng xử
nghiêng về phía nhân dân
thì nhân dân muôn thuở
lập đền thờ tri ân!

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T

Có thể bạn quan tâm

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.
Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

Gặp gỡ Tây Nguyên: Văn chương kết nối tình đất, tình người

(GLO)- “Gặp gỡ Tây Nguyên” là chương trình do quán Chiêu Văn tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) trong 2 ngày 4 và 5-3. Điểm nhấn của chương trình là trao giải cuộc thi viết tản văn về chủ đề Tây Nguyên. Tại đây, gần 40 tác giả đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có dịp giao lưu, học hỏi, hiểu thêm về đất và người nơi cao nguyên đầy nắng gió này.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất hai năm

Ban Bí thư vừa ban hành Quy định số 101/QĐ-TW về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký (28/2/2023), thay thế Quyết định số 75/2007 ban hành ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư.
Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

Thơ Lê Đình Trọng: Quà tặng tháng ba

(GLO)- Bài thơ "Quà tặng" của tác giả Lê Đình Trọng mang một tình yêu bình dị, chân chất của chàng trai trao tặng cho người thương. Món quà không rực rỡ bởi hoa cúc, hoa hồng mà gần gụi, thân thương với dòng sông quê hương, dáng mẹ tảo tần, những bài thơ ươm nắng...

Định vị, kích hoạt và phát triển

Định vị, kích hoạt và phát triển

Trong 80 năm qua, sự ra đời của bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, đã cho chúng ta thấy lần đầu tiên, có một bản đề cương mang tính chất cương lĩnh để có thể xác định được con đường phát triển của văn hóa Việt Nam với nền tảng lý luận rất hệ thống, các nguyên tắc hành động vào thời điểm đất nước phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.
Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

Gặp lại chị Hồng “Bình dị” ở Gia Lai

(GLO)- Tuần trước, tôi ra Sân bay Nội Bài để về Gia Lai. Tới giờ ra cửa, đứng dậy thì thấy ở ghế phía sau trong phòng chờ là chị Phạm Thị Hà-vợ chú Sanh, thủ trưởng cũ của tôi và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng-tác giả 2 bài thơ “Bình dị” và “Lời tượng nhà mồ” nổi tiếng. Chị Hà bảo: “Chị nhắn tin cho em mà chưa thấy trả lời, là chị Hồng rất muốn vào Gia Lai thăm lại nơi mấy chục năm trước chị tới”.
Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

Gương mặt thơ Nguyễn Thế Hùng

(GLO)- Thượng tá Nguyễn Thế Hùng hiện là Thư ký Tòa soạn Báo An ninh thế giới. Anh viết cả văn và thơ. Thơ anh tựa như những sợi mây trắng vu vơ giữa ngằn ngặt trời xanh nhưng lại rất có chủ ý, tứ rất rõ. Những gì mà văn xuôi không chuyển tải được, anh trút vào thơ, thứ thơ tinh cất nhưng lại vô cùng dung dị, giữa thị thành mà cứ nao nao chốn quê: “Neo quê còn mỗi mẹ già/Bốn tao nôi mỏng chia ra ba miền”. Nhưng ba miền ấy là ba miền bi tráng, ba miền lịch sử.