Góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 15-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nhật Hào

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nhật Hào

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được xây dựng nhằm kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo, không có khả năng tạo lập nhà ở theo thị trường; sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Nhà ở năm 2014 cho phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, đảm bảo tính hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở sửa đổi và các luật khác có liên quan. Theo đó, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có 13 chương, 196 điều. So với Luật Nhà ở năm 2014 tăng 13 điều, trong đó, bãi bỏ 7 điều, giữ nguyên 47 điều; sửa đổi, bổ sung 104 điều, bổ sung mới 34 điều, luật hoá từ nghị định 11 điều.

Tại hội nghị, các đại biểu của một số sở, ngành, mặt trận và các Hội, đoàn thể của tỉnh cơ bản thống nhất với bố cục Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi); đồng thời, có gần 20 lượt ý kiến góp ý đối với Dự thảo. Cụ thể, các ý kiến cho rằng cần làm rõ một số khái niệm: Nhà ở chung cư, nhà lưu trú công nhân, nhà ở riêng lẻ, nhà ở xã hội... Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nên bỏ một số cụm từ không cần thiết như: Bỏ cụm từ “pháp luật có liên quan” tại khoản 6, điều 5 và bỏ các từ “có”, “chấp hành” tại điểm e, khoản 9, điều 5 của Dự thảo về các hành vi nghiêm cấm vì đương nhiên phải chấp hành theo Luật Nhà ở; bỏ điểm b, khoản 9 điều 5 vì các hành vi nghiêm cấm nêu ra tại điểm này chưa thật sự nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể là gây thấm dột; gây tiếng ồn quá mức quy định; xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định…

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định về chất lượng, thời hạn sử dụng nhà ở chung cư, các biện pháp xử lý khi nhà ở chung cư hết thời hạn, các biện pháp đảm bảo an toàn tại nhà ở chung cư để không gây nguy hiểm cho người sử dụng; quy định xử lý đối với trường hợp cơi nới chung cư; các trường hợp không phải là chủ sở hữu hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền nhưng đứng ra giao dịch mua bán nhà ở; bổ sung vai trò giám sát của mặt trận các cấp đối với việc quản lý nhà ở.

Sau hội nghị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai sẽ xem xét, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đại biểu để báo cáo lên Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm cơ sở trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khoá XV vào ngày 22-5 sắp tới.

NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.