Góp phần xây dựng địa bàn biên giới ổn định và phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty 72 là đơn vị có bề dày truyền thống 40 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành và là đơn vị tiền tiêu của Binh đoàn 15. Trải qua các thời kỳ lịch sử, từ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thời kỳ phát triển hội nhập, tập thể cán bộ, công nhân viên quốc phòng và người lao động trong Công ty luôn đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, kiên định mục tiêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.

40 năm-những thành quả đáng tự hào

 

 

Công ty 72 tiền thân là Đoàn 733 thuộc Binh đoàn 773 của Khu ủy Khu 5 được thành lập ngày 20-11-1973. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sắp kết thúc, nhiệm vụ của đơn vị là nhanh chóng chiếm lĩnh địa bàn Đức Cơ, khai hoang phục hóa làm thủy lợi nhỏ; tổ chức trồng trọt, chăn nuôi góp phần cân đối lương thực, thực phẩm tại chỗ, chuẩn bị mọi cơ sở để phát triển cây cao su.

Đây là giai đoạn khởi đầu, bước vào thời kỳ các đơn vị quân đội xây dựng kinh tế trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Trong giai đoạn này, đơn vị đã khai hoang, phục hóa trên 3.000 ha đất, 50 ha ruộng nước, xây dựng nhiều nhà cửa, hồ đập thủy lợi, đường giao thông, sản xuất hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, khai thác, chế biến 300 ha cao su cũ, trồng mới hàng trăm ha cao su, tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu cho việc hình thành vùng chuyên canh cây cao su trên vùng biên giới Đức Cơ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giữ vững biên giới chủ quyền quốc gia phía Tây của Tổ quốc.

Trong 10 năm đầu trong đội hình Binh đoàn 15 (1985-1995), đơn vị đã tổ chức lại sản xuất, tinh giản bộ máy quản lý, vận dụng linh hoạt cơ chế khoán sản phẩm, nghiên cứu áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su, thay đổi công nghệ chế biến mủ cao su, đảm bảo sản xuất, kinh doanh hiệu quả; đồng thời phát triển kinh doanh tổng hợp, chuyển các hoạt động sản xuất kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Kết quả là đơn vị đã khai hoang, trồng mới 1.073,03 ha cao su; khai thác, chế biến 6.313 tấn mủ khô, tổng trị giá 31 tỷ đồng (theo thời giá); xây dựng, củng cố 2 vườn ươm nhân giống cao su trên 15 ha; một nhà máy chế biến mủ cốm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, công suất 2.500 tấn/năm.

Năm 1996, theo Quyết định số 486/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, Công ty 72 được thành lập trên cơ sở sáp nhập Nông trường 701, Xí nghiệp Chế biến Cao su và Công ty Đức Cơ. Theo đó, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Công ty là thực hiện dự án kinh tế, quốc phòng vành đai biên giới Đức Cơ và đầu tư phát triển các dự án trồng cao su tại Vương quốc Campuchia; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, gắn với xây dựng địa bàn biên giới ổn định và phát triển. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Binh đoàn, Công ty đã từng bước nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động quản lý, điều hành sản xuất.

Đầu tiên là việc đánh giá đúng năng lực sản xuất, chất lượng vườn cây, trên cơ sở đó xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và sự chỉ đạo của Binh đoàn. Công ty thực hiện cơ chế quản lý trực tiếp xuống từng đội sản xuất, xây dựng phương án khoán hợp lý, thực hiện có hiệu quả phương án khoán từng việc, từng công đoạn, đến sản phẩm cuối cùng với đơn giá tiền lương thỏa đáng, tạo động lực mới cho người lao động.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức, điều hành dựa trên cơ sở khoa học, minh bạch và vì quyền lợi của người lao động. Công ty duy trì nghiêm quy trình khai thác, chế biến và chăm sóc vườn cây, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008, duy trì tổ chức Hội thi thợ giỏi thu hoạch mủ cao su, gắn với đào tạo và đào tạo lại lực lượng thợ khai thác. Đây là giai đoạn ổn định và phát triển, định hình về mặt tổ chức, nhiệm vụ, quy mô, tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất kinh doanh đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả, đúng pháp luật, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn.

Bên cạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân quốc phòng và người lao động. Hiện nay, 100% người lao động trong Công ty có việc làm và thu nhập ổn định. Ngoài ra, Công ty còn đứng ra tín chấp với ngân hàng cho gia đình công nhân vay hàng chục tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, ngoài nguồn thu nhập từ Công ty, nhiều hộ gia đình công nhân đã phát triển các mô hình sản xuất đem lại thu nhập 30-50 triệu đồng/năm, cá biệt có hộ thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Công ty đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ quốc phòng-an ninh. Quán triệt và thực hiện nghiêm mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu, chỉ lệnh huấn luyện của Tư lệnh Binh đoàn và các hướng dẫn quân sự, quốc phòng của cơ quan cấp trên. Thường xuyên củng cố, hoàn chỉnh kế hoạch A, A2, kế hoạch bảo vệ cơ quan, kế hoạch phòng-chống cháy nổ. Bố trí, sắp xếp, kiện toàn Trung đoàn dự bị động viên 72 đúng biên chế của Bộ Quốc phòng, quân số đạt 97%; vũ khí, trang bị được đăng ký, bảo quản và niêm cất đúng quy định. Phối hợp chặt chẽ với Công an huyện Đức Cơ và các đồn biên phòng trên địa bàn quản lý chặt chẽ các đối tượng tạm trú, tạm vắng; tăng cường công tác tuần tra, nắm chắc tình hình, góp phần giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới.

Với đặc thù địa bàn khó khăn, phức tạp nhưng trong 10 năm qua (2003-2013), Công ty luôn thực hiện tốt phương châm: “Binh đoàn gắn với tỉnh, huyện; Công ty gắn với huyện, xã; Đội sản xuất gắn với thôn, làng”. Hiện nay, Công ty có 13 đội sản xuất kết nghĩa với 13 làng của 3 xã biên giới; 2 đội sản xuất kết nghĩa với 2 làng trong vùng dự án tại Vương quốc Campuchia, 2 đội phối hợp giúp đỡ 3 làng của thị trấn Chư Ty và xã Ia Kla. Công ty đã vận động 752 lao động địa phương vào làm công nhân, năm 2012 thu nhập bình quân của lao động địa phương đạt trên 5,4 triệu đồng/người/tháng.

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng giúp các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Công ty đã trích quỹ và vận động xây dựng Quỹ Nghĩa tình đồng đội được 4,750 tỷ đồng, xây dựng 158 căn nhà cho những công nhân khó khăn về nhà ở; hỗ trợ làm đường điện, xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Đức Cơ, làm 58 km đường liên thôn, làm cầu cống, làm nhà rông, cải tạo cánh đồng lúa. Ngoài ra, Công ty còn đóng góp các quỹ: Đền ơn đáp nghĩa, Vì trẻ thơ, Vì người nghèo, Phòng-chống thiên tai, Nạn nhân chất độc da cam/dioxin...  

Với những thành tích đáng tự hào đó, Công ty 72 đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, ba, 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba, 9 cờ thi đua...; Công ty được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 9-2011.

Phấn đấu trở thành đơn vị anh hùng

 

Chỉ tính riêng giai đoạn 1996-2012, tổng doanh thu đạt 3.222,015 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 815,750 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước và quốc phòng 400,225 tỷ đồng… Nếu năm 1996 vườn cao su của Công ty có 2.604 ha thì đến nay diện tích lên đến 7.904,66 ha. Tương ứng, năng suất/sản lượng cũng tăng từ 0,715 tấn/1.027 tấn quy khô lên 1,68 tấn/8.715 tấn quy khô. Nếu năm 1995 mức thu nhập bình quân của người lao động mới chỉ đạt 662.451 đồng/tháng thì năm 2012 tăng lên mức 7.990.448 đồng. Không dừng lại ở việc thâm canh vườn cây cao su trong nước, đơn vị còn phát triển trồng cao su sang Vương quốc Campuchia. Trong 2 năm (2012 và 2013) đã khai hoang, trồng mới 1.693,97 ha cao su.

Trong những năm tới, đơn vị có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó là luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Binh đoàn, các phòng, ban cơ quan Binh đoàn, các đơn vị bạn; cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, đơn vị được thừa hưởng những thành quả rất to lớn mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty để lại, chúng ta có một tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… tất cả vì quyền lợi của người lao động, vì sự bình yên nơi biên giới phía Tây của Tổ quốc.

Căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của Binh đoàn giao và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ VI, mục tiêu nhiệm vụ cơ bản của đơn vị trong những năm tới là: Củng cố, thâm canh vườn cây cao su, cà phê đảm bảo tăng trưởng và phát triển hiệu quả, bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường; phấn đấu đạt năng suất từ 1,8 tấn đến 2 tấn mủ quy khô/ha/năm.

Đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm cao su, cà phê của đơn vị trên thị trường. Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để phát triển trồng mới cao su trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất, phát triển thêm ngành nghề nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân hai vùng biên giới Việt Nam-Campuchia. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng thu nhập bình quân trên 7,5 triệu đồng/người/tháng; tạo bước đột phá mới trong công tác dân vận kết nghĩa; tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội và an ninh nông thôn; thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân trên biên giới hai nước Việt Nam-Campuchia. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, phấn đấu trở thành đơn vị Anh hùng trong đội hình Binh đoàn 15 Anh hùng.

Đại tá Phạm Văn Giang-Giám đốc Công ty

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm