Góc nhìn phóng viên: Tình thương vượt lên nỗi sợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với tình thương yêu bệnh nhân cùng chuyên môn về tâm lý lâm sàng của mình, chị Hà đã vượt qua các trở ngại để đồng hành và chia sẻ với những F0 bị khủng hoảng tinh thần.

Tham gia tuyến đầu chống dịch khi mới tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 chỉ vỏn vẹn hai ngày và sức khỏe không được tốt, khi tình hình dịch bệnh lúc đó đang bùng phát căng thẳng tại TP.HCM…, chị Trương Thị Hồng Hà (ngụ tại TP.HCM; nhân vật trong bài viết Vợ chồng “bác sĩ tâm lý” thời dịch) đối diện nhiều nỗi sợ, nỗi lo từ gia đình và bản thân. Tuy nhiên, với tình thương yêu bệnh nhân (BN) cùng chuyên môn về tâm lý lâm sàng của mình, chị Hà đã vượt qua các trở ngại để đồng hành và chia sẻ với những F0 bị khủng hoảng tinh thần.
 

 Chị Trương Thị Hồng Hà hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Như Lịch
Chị Trương Thị Hồng Hà hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Như Lịch


Ngày đầu chưa quen mặc đồ bảo hộ và di chuyển nhiều, cùng lúc giúp đỡ một số ca F0 bị sốc tâm lý, chị Hà ngất xỉu trong khu vực điều trị của BN. Lần đó, chị tưởng rằng mình đã bị lây nhiễm, vì để cấp cứu kịp thời, nhân viên y tế buộc phải tháo khẩu trang và một số đồ bảo hộ của chị. Ở nhà, chồng con rất lo cho sự an toàn của chị. Cũng từ sự cố đó, nhiều người tưởng chị không đủ sức khỏe đảm đương nhiệm vụ…

Thực tế, sau hai tháng tình nguyện (từ 22.7 - 25.9), chị Hà trực tiếp tham gia hỗ trợ tâm lý cho hơn 300 BN Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 12. Chị còn tham vấn qua điện thoại cho một số ca F0 tại Bệnh viện dã chiến số 8 cũng như những BN bị di chứng hậu Covid-19. Bên cạnh niềm vui giúp cho BN vượt qua khủng hoảng, chị Hà cũng từng bật khóc xót xa trước sự ra đi của những trường hợp bệnh trở nặng đột ngột hoặc do trầm cảm kéo dài…

Dịch bệnh chưa dừng lại, chị Hà cùng chồng là TS Ngô Xuân Điệp - Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, tiếp tục tham gia chương trình “Vắc xin tinh thần” (do hiệu trưởng nhà trường phát động từ tháng 9), nhằm hỗ trợ miễn phí sức khỏe tinh thần cho người dân trong đại dịch Covid-19.

Còn nhớ giai đoạn chúng tôi cùng làm tình nguyện viên, ở chung phòng trong Bệnh viện dã chiến số 12, chị Hà thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ với những người không ngại hiểm nguy dấn thân phục vụ cộng đồng, trong đó có đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu. Tôi tin, lời chị chia sẻ với tôi rằng “Nỗi khát khao được phục vụ con người trong em lớn lắm” là xuất phát từ trái tim chân thành của chị.

 

Theo NHƯ LỊCH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.