Gỡ "nút thắt" giải ngân vốn đầu tư - Kỳ 1: Điệp khúc chậm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 là nhiệm vụ quan trọng được UBND tỉnh Đắk Nông nghiêm túc chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn trong 8 tháng đầu năm vẫn diễn ra quá chậm, đạt mức thấp hơn so với mức bình quân cả nước. Điều này đã và đang đặt ra cho tỉnh nhiều thách thức khi đến 30/9/2021, Trung ương sẽ thu hồi, điều chuyển vốn những dự án giải ngân vốn không đạt 60%.
Tiến độ giải ngân vốn trong 8 tháng đầu năm 2021 tại Đắk Nông rất thấp. Nhiều dự án vẫn chưa hoàn thành thủ tục đầu tư để khởi công. Nhiều trường hợp khác đã tạm ứng nguồn vốn nhưng chưa có khối lượng thanh toán. Đây chính là một trong những “rào cản” trong tăng trưởng kinh tế của địa phương. 
 
Dự án bờ Đông (Hồ Gia Nghĩa) đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ
Dự án bờ Đông (Hồ Gia Nghĩa) đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ
Giải ngân đạt thấp
Trong năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước là 2.086 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực đầu tư phát triển được chi trực tiếp là 1.943 tỷ đồng.
Tính đến 25/8/2021, toàn tỉnh giải ngân 831 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công giao năm 2021 thực hiện 752/1.934 tỷ đồng, đạt 38,7%. Nguồn vốn kéo dài các năm trước chuyển tiếp sang năm 2021 là 78,6/172 tỷ đồng, đạt 45,7%.
 
Đồ họa: Việt Dũng
Đồ họa: Việt Dũng
Theo ông Phạm Đình Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, ngoài tiến độ giải ngân nhiều dự án đạt thấp, tính đến thời điểm hết tháng 8/2021, toàn tỉnh có 18 dự án khởi công mới vẫn chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai thi công. Tổng kế hoạch vốn giao cho 18 dự án trên là 256 tỷ đồng. Trên địa bàn còn có 24 dự án chuyển tiếp, với tổng kế hoạch vốn giao là 768 tỷ đồng có tỷ lệ giải ngân không đạt yêu cầu. Ngoài ra, đối với nguồn thu sử dụng đất cũng chưa nhập vào hệ thống để thanh toán cho các dự án, công trình.
“Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên giải ngân vốn đạt thấp. Mặc dù ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này. Hiện tại, Sở Kế hoạch - Đầu tư đang tham mưu UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và nhiều địa phương tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ”, ông Tuấn cho biết.
Liên quan đến tỷ lệ giải ngân vốn thấp, ông Nguyễn Công Điều, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh cho hay, nhiều dự án đến nay vẫn chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, tiến độ giải ngân chậm. Chưa kể, hiện nay, còn nhiều trường hợp tạm ứng vốn nhưng chưa có khối lượng công trình để thanh toán.
Tính đến hết tháng 8/2021, số vốn tạm ứng của xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước là 758 tỷ đồng. Trong đó, tạm ứng của năm 2021 là 219 tỷ đồng. Trong số 758 tỷ đồng tạm ứng, riêng tạm ứng giải phóng mặt bằng 212 tỷ đồng.
“Việc các dự án tạm ứng nhưng chưa có khối lượng thanh toán hiện nay đặt ra bài toán khó trong đầu tư phát triển. Vốn tạm ứng tăng chỉ thể hiện tăng trưởng theo chiều rộng. Còn khối lượng công trình không có để thanh toán thì chắc chắn không có tăng trưởng theo chiều sâu. Một khi công trình, dự án không có thì lấy cơ sở đâu để tăng trưởng lâu dài”, ông Điều nhấn mạnh.
Điểm mặt những “ông lớn”
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đạt thấp thể hiện ở tất cả các nguồn, lĩnh vực. Trong số này, nhiều công trình, dự án trọng điểm của tỉnh cũng góp mặt. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, hiện nay, có 4 dự án, với tổng kế hoạch nguồn vốn rất lớn (khoảng 271 tỷ đồng) nhưng tiến độ giải ngân rất hạn chế.
Đứng đầu trong số đó là dự án Khu liên hợp bảo tàng thư viện công viên. Theo kế hoạch, vốn giao cho dự án năm 2021 là 24 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 8/2021 mới giải ngân được 1,1 tỷ đồng, đạt 4,7% kế hoạch.
Dự án Đường giao thông Kiến Đức - Kiến Thành, Nhân Cơ - Nhân Đạo được giao 13 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân được 1 tỷ đồng, đạt 4%. Dự án Hồ Gia Nghĩa, nguồn vốn giao năm 2021 là 47 tỷ đồng, nhưng đến hết tháng 8/2021, mới giải ngân 709 triệu, đạt 2%. Dự án Phát triển vùng biên giới tiểu dự án Đắk Nông giao 187 tỷ đồng, nhưng giải ngân mới được 51 tỷ, đạt 27%...
 
Nhiều công trình giao thông tại huyện Đắk Glong đang được gấp rút thi công
Nhiều công trình giao thông tại huyện Đắk Glong đang được gấp rút thi công
Ngoài những dự án tiến độ giải ngân chậm, hiện nay, nguồn sử dụng đất toàn tỉnh thu được 267 tỷ đồng, nhưng mới phân bổ thanh toán được 13,5 tỷ đồng. Số thu từ xổ số kiến thiết cũng đạt kết quả tương đối, nhưng phân bổ vẫn chưa hết.
Theo ông Nguyễn Công Điều, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, nếu như so với 8 tháng năm 2020, tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2021 giảm 2,4%. Đến 30/9 phải hoàn thành 60% tiến độ như chỉ đạo của Trung ương thì trong tháng 9, toàn tỉnh phải tăng ít nhất 20% nữa mới đạt kế hoạch. Để làm được điều này không phải là chuyện dễ dàng.
“Hiện nay việc chi trả đền bù cho dân liên quan đến giải phóng mặt bằng rất chậm. Mà giải phóng mặt bằng không được thì làm sao triển khai các bước tiếp theo”, ông Điều khẳng định.
Tính đến 25/8/2021, đối với kế hoạch đầu tư công giao mới năm 2021 giải ngân 752 tỷ đồng, đạt 38,7%. Trong đó, nguồn ngân sách địa phương giải ngân 398 tỷ đồng, đạt 48,5%; nguồn ngân sách Trung ương giải ngân 289,8 tỷ đồng, đạt 36,9%; nguồn vốn ODA giải ngân 64 tỷ đồng, đạt 19,1%.
>> Kỳ 2: Nhận diện những "điểm nghẽn"
Theo Bài, ảnh: Nguyễn Lương (badaknong.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…