Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Sau sự cố trong quá trình dàn dựng sân khấu tại nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), cuộc thi Thế vận hội sắc đẹp Quốc tế (Miss Cosmo) đã phải thay đổi cả phương án tổ chức đêm thi bán kết cũng như địa điểm diễn ra đêm chung kết. Việc phải dàn dựng sân khấu mới trong thời điểm cận kề ngày tổ chức đặt ra rất nhiều thách thức, kèm theo không ít rủi ro.

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn. Các địa điểm như phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhà thi đấu Phú Thọ, sân vận động Quân khu 7, sân vận động Hoa Lư hay Trung tâm Hội nghị và triển lãm Sài Gòn (SECC) hiện là các lựa chọn hàng đầu. Thế nhưng, đây cũng chỉ là các lựa chọn mang tính tình thế, bởi những địa điểm này vốn không để dành cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Có nơi là sân khấu ngoài trời, việc tổ chức mang tính may rủi, nhất là vào những khi thời tiết mưa - nắng thất thường. Nơi thì mỗi khi tổ chức sự kiện lại phải thiết lập mới hoàn toàn hệ thống sân khấu, âm thanh, ánh sáng, ghế ngồi… làm không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn mất rất nhiều thời gian. Điều này dẫn đến chi phí cho khâu tổ chức sẽ đội lên cao, đồng thời gây lãng phí và cả tiềm tàng không ít rủi ro như vụ sập sân khấu tại nhà thi đấu Phú Thọ vừa qua.

So sánh với các quốc gia trong khu vực, TPHCM rõ ràng đang thiếu vắng những không gian tổ chức sự kiện hiện đại và quy mô. Hàn Quốc có Trung tâm Điện ảnh Busan - nơi diễn ra Liên hoan phim quốc tế Busan thường niên với rạp chiếu phim ngoài trời sức chứa lên đến 4.000 người hay không gian nhà hát 1.000 khán giả. Singapore sở hữu nhà hát Esplanade với các khán phòng có sức chứa từ 1.600-2.000 chỗ ngồi và sân vận động quốc gia hiện đại từng được ca sĩ Taylor Swift chọn là địa điểm tổ chức các đêm nhạc. Thái Lan cũng có Trung tâm hội nghị, triển lãm và nhà thi đấu IMPACT Arena có diện tích 140.000m² với 12.000 chỗ ngồi hay Quảng trường Aktiv với sức chứa lên đến 40.000 người. Những công trình này không chỉ để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân, mà còn là yếu tố quan trọng thu hút các sự kiện quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia này trên bản đồ văn hóa thế giới.

Nhận thấy rõ điều này, TPHCM cũng đang nỗ lực xây dựng các công trình lớn dành cho hoạt động biểu diễn như Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ rộng 10.000m² với quy mô 2.000 chỗ ngồi, dự kiến đưa vào sử dụng đúng dịp lễ 30-4-2025. Cuối năm 2023, HĐND TPHCM cũng đã ban hành Nghị quyết số 181/NQ-HĐND về danh mục dự án để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa. Trong đó, ngành văn hóa và thể thao có 23 dự án, như: xây mới Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật Lao động A-B, Nhà hát Gia Định, Trung tâm Văn hóa thành phố; cải tạo, nâng cấp nhà hát Bến Thành... Nếu các công trình này sớm được triển khai và đi vào hoạt động sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải bài toán về cơ sở hạ tầng cho ngành văn hóa TPHCM.

Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030 đã xác định rõ vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc thúc đẩy ngành này phát triển. Tuy nhiên, để biến tầm nhìn thành hiện thực, thành phố cần có những hành động quyết liệt và đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại. Đây không chỉ là nơi để tổ chức các hoạt động văn hóa, là không gian sáng tạo, động lực để thu hút các tài năng và nguồn lực đầu tư, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa TPHCM, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chậm trễ, tiếp tục để thiếu vắng các công trình này không chỉ làm hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, mà còn khiến TPHCM mất đi nhiều cơ hội để khẳng định vị thế của mình trên bản đồ văn hóa của khu vực và quốc tế.

Theo VĂN TUẤN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.