Gió thổi triền đê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều nay trở về, nao nao đứng giữa triền đê làng mùa gió lộng. Triền đê năm xưa được bồi đắp từ bùn đất đáy sông, dưới bàn tay miệt mài và tháo vát của những người dân quê chân chất... 
Đứng từ làng trông ra, triền đê như một nét vẽ dài nối giữa hai đầu xóm nhỏ. Đó là nơi người làng đặt những bàn chân lấm bùn trở về mái ấm sau một ngày lặn lội cùng con cá, con tôm. Đó cũng là nơi những cánh diều chấp chới vút bay lên giữa vũ khúc gió đồng, lặng thầm nhen nhóm bao ước mơ một thuở hồn nhiên.
Vẫn là triền đê gắn bó với ta từ nhỏ, có người quay về, chọn làm bến đỗ cho thỏa thuê bao niềm thương nỗi nhớ, cũng có người đi mãi tìm một chân trời hạnh phúc mà không hẹn ngày về. Đi qua dặm dài sương gió, từng chặng đường ngày trở về là từng thước phim ký ức hiện lên sống động làm cay mắt kẻ tha hương. Phải về thôi, khi dòng máu quê cha đang cuồn cuộn chảy trong từng nhịp đập, khi tiếng hát ầu ơ ngày thơ trẻ cứ thôi thúc những bước chân giữa xứ người.
Về đứng trên triền đê này, bên con sông nặng phù sa đã tắm táp cả miền ấu thơ ngọt ngào không thể tìm lại. Xa xa, bóng cha chèo thuyền lướt nhẹ tênh giữa sóng nước, vụn nắng chiều le lói vương trên đôi vai một đời cõng nắng cõng mưa. Từ triền đê, hướng về phía quê nhà thênh thang trước mắt, để sông soi lòng mình vẫn thủy chung, vẹn nguyên là đứa con của làng. Khẽ cúi đầu tạ lỗi cho tất cả những lỡ làng đã qua, cho bao dở dang phải đành gửi lại ngày rưng rưng bước lên chuyến xe về lại phố. Thời gian như mặt nước sông êm đềm phẳng lặng mà tim mình nơi sâu thẳm vẫn cồn cào quay quắt nỗi đợi mong.  
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Làm sao ngăn được khao khát quay về khi những cánh chim từ chiếc tổ quê nhà đã mỏi cánh nơi chân trời lạc lõng. Khi cơn nhớ cứ âm ỉ từng ngày, như ngọn lửa đỏ vẫn bền bỉ cháy dẫu là giữa sương giá hay cuồng phong. Chỉ thật khó khăn khi ta buộc phải lựa chọn ra đi hay ở lại, còn quyết định trở về nếu trái tim thực sự muốn thì đường xa cũng hóa gần. Và triền đê làng bao năm vẫn đợi người về, đi giữa mùa gió mênh mang như chưa từng xa cách. Vẫn là hàng tre xanh lao xao giữa đôi bờ mát rượi, những lùm cỏ dại li ti hoa nở mà ngày bé ta hay vạch tìm những quả trứng vịt đồng. Vẫn là mùi bùn đất, rong rêu vảng vất tanh nồng thân thuộc len lỏi vào từng luồng gió tràn về từ đầu nguồn xa ngái. Vẫn là những người đàn bà vấn tóc, đầu đội nón lá, lom khom cào hến nơi bãi triều màu mỡ. Và như vẫn còn đây bóng mẹ ta lặng lẽ đi giữa triền đê với cà mèn cơm còn nóng trong chiếc giỏ xách trên tay mang ra cho cha vất vả ngoài sông giăng câu, thả lưới.
Từ triền đê nhìn về xóm làng, dọc con đường uốn quanh là những nếp nhà quay mặt ra đồng, mở cửa đón gió. Có phải vì hướng ra sông, hưởng trọn bao ngọn gió mát lành vời vợi nên lòng người cũng nồng hậu, rộng rãi như sông nước mênh mông? Trong ánh hoàng hôn loang trên mặt sông, những gợn nước dát sáng màu vàng cam, bầy vịt đồng đập cánh kêu xao xác, theo hàng theo lối về chuồng sau một ngày kiếm ăn. Ta thuở nhỏ vẫn hay theo mẹ ra chòi, được mẹ cõng trên lưng để qua sông khi thủy triều xuống thấp. Tất cả tạo nên những buổi chiều êm ả thân quen, giữ cho đôi chân không đi lạc giữa cuộc đời dài rộng. Những buổi chiều không thể bình yên hơn, là nguồn cơn của nỗi canh cánh xao lòng, lúc ta đang ngồi giữa khoảnh khắc ngày tàn nơi đất khách.
Triền đê nối dài giữa gốc gác quê nhà với những đứa con của làng phải tha hương cầu thực. Để rồi giữa bể người rộng lớn luôn có một lối về cho những bàn chân còn mê mải ngược xuôi. Ta như cánh cò cả đời mắc nợ vành nôi quê nhà, dẫu có thiên di qua bao vùng đất lạ vẫn khát hoài những lời mẹ ru…
TRẦN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...