Giết hàng trăm người nơi cửa Phật, tội ác không thể dung tha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi phản công đánh đuổi quân xâm lược Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ, chính quyền và nhân dân vùng biên giới An Giang, Kiên Giang phấn đấu vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, đoàn kết phát triển kinh tế xã hội cho đến nay.
Kí ức đau thương
Mặc dù đã 40 năm trôi qua nhưng khi nhắc đến tội ác của Pôn Pốt, những người dân từng thoát khỏi bàn tay tàn bạo của bọn phản động này vẫn còn nhớ như in. Ông Nguyễn Văn Mến, ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết: "Giữa tháng 4.1978, Pôn Pốt tấn công vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc) và thực hiện hàng loạt vụ thảm sát dân thường. Nghĩ rằng họ sẽ không giết người ngay Cửa Phật nên nhiều người dân đã tập trung vào chùa Tam Bửu để lánh nạn. Tuy nhiên, đến ngày 17.4, chúng đã tấn công vào chùa làm 50 người chết, hàng chục người khác bị thương. Lúc đó tôi và một số ít người khác ở phía nhà bếp của chùa nên may mắn thoát chết".
 
Xác người bên chùa Tam Bửu (Ảnh tư liệu).
“Thời gian này, chùa Phi Lai ở gần đó bị quân Pôn Pốt xả súng bắn chết tại chỗ 80 người, 100 người khác hoảng sợ bỏ chạy cũng bị bắn chết hoặc bị chúng dùng dùi cui gỗ đánh đến chết" - ông Mến nói.
Ông Phan Văn Ba ngụ tại thị trấn Ba Chúc kể: "Để bảo vệ mạng sống, một số gia đình đã trốn vào một cái hang trên núi Tượng nhưng vẫn bị lính Pôn Pốt phát hiện. Chúng kêu gọi người dân ra đầu hàng, nếu không sẽ quăng lựu đạn vào hang giết sạch. Không còn cách nào khác, 17 người từ từ chui ra khỏi hang nhưng vẫn bị bọn họ đứng ngay cửa hang thi nhau nã đạn, giết tại chỗ 14 người".
“Trong số những người trốn trong hang này có một chị còn trẻ tuổi bị bọn chúng thay nhau cưỡng hiếp rồi lấy cây nhọn đâm vào vùng kín cho đến chết. Biết bọn giặc sẽ không tha mạng một ai nên tôi và đứa con trai 19 tuổi đã liều mạng xô ngã một tên lính, rồi lao xuống vực, may mà còn sống sót đến giờ” - ông Ba kể.
 
Vô số người dân vô tội bị Pôn Pốt giết hại ở Ba Chúc (Ảnh tư liệu)
Vào thời gian này, bà Hà Thị Nga cùng chồng dẫn theo 5 người con chạy lên núi Tượng đã bị bắt đưa đến cánh đồng Tân Quới để giết tập thể. Theo đó, bà Nga bị bắn vào cổ rồi bị vứt vào đống xác chết. Tối bà Nga tỉnh lại thấy bọn lính vẫn còn đứng canh giữ và vẫn tiếp tục giết người nên bà giả chết nằm im. Lúc này, đứa con gái 10 tháng tuổi của bà bị bọn chúng ném xuống đất trước đó may mắn thoát chết tỉnh lại bò đi tìm mẹ đòi bú sữa. Lính Pôn Pốt phát hiện liền ra tay sát hại dã man. Thương con, bà Nga vùng dậy thì bị một tên lính lấy cục đá tán vào đầu, tưởng bà chết nên bọn lính bỏ đi, sau đó bà may mắn được người dân cứu sống.
 
Bà Hà Thị Nga - nhân chứng sống trong cuộc tấn công, giết người dã man của quân lính Pôn Pốt.
Còn ông Trần Văn Tỏ, một người từng trốn trong hang Đá Dựng ở gần Núi Tượng cho biết, khi lính Pôn Pốt tấn công, đã có 72 người dân chạy vào hang này ẩn náu. Lính Pôn Pốt từng đến đây tìm người dân để giết nhưng do không thấy miệng hang nên đã bỏ đi. Mãi đến khi bộ đội chủ lực tấn công vào Ba Chúc, giải phóng vùng biên giới, mọi người trong hang mới ra ngoài.
Ngoài Ba Chúc (An Giang), quân Pôn Pốt còn tấn công, giết hại rất nhiều người dân Kiên Giang. Chỉ riêng ngày 14.3.1978, họ đã giết hại dã man 134 người dân xã Mỹ Đức (nay là phường Mỹ Đức, TP.Hà Tiên).
Bà Trịnh Thị C, ngụ ở khóm Thạch Động, phường Mỹ Đức cho biết: "Rạng sáng ngày hôm đó (14.3.1978 - PV), lính Pôn Pốt tấn công dữ dội vào xã Mỹ Đức (nay là phường Mỹ Đức). Lúc này, tôi cùng với 3 đứa con nhỏ phải trốn trong hầm tối phía sau nhà để lánh nạn, còn chị ruột tôi là Trịnh Thị B đã bị bắn xuyên người chết tại chỗ".
Bà C kể tiếp: "Sáng hôm sau, khi hết tiếng súng, tôi mới dám mò tới kéo thi thể chị B đem chôn cất. Do nhà cửa đều bị bắn phá hết nên cả gia đình phải kéo nhau lội ruộng, băng rừng trốn đi nơi khác sinh sống".
Mầm xanh từ nơi đổ nát
Chia sẻ với phóng viên, ông Võ Văn Phúc - Chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc cho biết, sau khi kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam, từ đống đổ nát, nơi đây đã tập trung vào việc khôi phục sản xuất và xây dựng cuộc sống mới. "Nhờ sự cố gắng của người dân địa phương và hỗ trợ từ các cấp, các ngành, đến nay Ba Chúc đã là trung tâm thương mại, dịch vụ đứng thứ 2 của huyện” - ông Phúc thông tin.
Ông Phúc nói thêm: "Ba Chúc đã đạt được đô thị loại 5, đã có Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia, phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, các tuyến đường chính trong toàn thị trấn đã đầu tư khá đồng bộ. Mục tiêu thời gian tới của địa phương là phát triển điểm du lịch và phát triển kinh tế, trong đó đẩy mạnh nông nghiệp ứng dụng cao nghệ cao".  
 
Khu nhà mồ ghi dấu tội ác của bọn Pôn Pốt tại Ba Chúc.
Theo ông Nguyễn Văn Sấm - Bí thư Đảng ủy thị trấn Ba Chúc, đến cuối năm 2018, số hộ nghèo của thị trấn chỉ còn 11% (469 hộ), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 42 triệu/người/năm. Hiện nay, thị trấn Ba Chúc cũng đã có trường mầm non đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, có trường trung học phổ thông với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100% liên tục nhiều năm qua.
 
Bia căm thù bọn Pôn Pốt sát hại người dân Mỹ Đức
Ông Võ Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy phường Mỹ Đức cho hay, sau khi quân Pôn Pốt bị đẩy lùi, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay, Mỹ Đức đã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,76%, cận nghèo là 2,84%, hộ có mức sống trung bình đạt 5,72%, số còn lại đã vươn lên khá, giàu.
Ông Dũng cũng cho biết, mục tiêu hướng tới mà Đảng bộ phường Mỹ Đức đặt ra là tiếp tục khai thác tốt tiềm năng về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khai thác chợ vùng biên và quy hoạch khu biệt thự nghỉ dưỡng tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đồng thời, tranh thủ các nguồn lực đầu tư để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho người dân địa phương.
Huỳnh Xây (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…