"Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi trở về cái giếng miệng xây bằng đá xanh, lòng giếng như trổ xuống đất mẹ chạm thủy mạch, thành giếng là đất cứng. Thế mà, bao năm uống ngụm nước trong mát tôi lại cứ ngỡ nước ấy được vớt lên từ đá. Đá xanh miên miết mà chẳng hiểu sao lúc còn sống, bà nội tôi cứ gọi đó là giếng vàng. Ừ thì “giếng vàng” nhưng còn “lá ngô”? Câu Kiều ấy quen như ngày tháng cũ.
Ngày ấy, cũng một sớm cuối thu gió lạnh về bỡ ngỡ ngoài hiên. Mấy khóm cúc như chỉ đợi thế vàng ruộm, mấy nụ hồng bần thần như môi hồng. Bỗng, từ cái quang gắn trên chiếc xe đạp thồ cũ kỹ, chú tôi rút ra một bọc nhỏ quấn lá chuối. Phải đến khi chú mở lớp lá ra, tôi mới biết đó là một cái cây. Nhưng cái cây mới lạ làm sao. Thân nó như một củ su hào nhưng lại có cái ngọn khá dài, những chiếc lá mọc lên như được một bàn tay vụng về gắn lên. Thế mà nó lại có tên ngô đồng, cái cây tương truyền được dùng làm đàn đáy, chỉ gốc cây ấy mới có phượng hoàng về đậu.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Ông tôi trồng nó góc vườn. Rồi nó cứ loay hoay lớn trong sự quên bẵng của cả nhà. Đầu những năm đổi mới, cuộc sống con người cũng loay hoay như thế. Hết các chị tôi đi lấy chồng, mở ra bao lo âu về con đường lập nghiệp của người lên non, xuống bể, anh tôi cũng chuyển ra thành phố. Những mùa thu trở về, đặt ba lô lên chiếc bàn cũ kỹ, múc gầu nước giếng, bỗng dưng giật mình như nghe đâu đây tiếng cười nói. Ngày nào mấy anh chị em còn lộc ngộc, nô đùa bên giếng đến khi sẩm tối, gió lạnh về, bà nội phải giục mới chịu đi tắm. “Nước giếng nhà mình lạnh nhỉ”-vào bên bếp lửa ngồi cạnh bà, chị tôi vẫn còn xuýt xoa.
Cái giếng bị quên bẵng đi từ hôm vòi nước máy giếng khoan xả ào ạt. Người trẻ thì vội vã đi về, người già đâu còn sức kéo gầu. “Củ su hào kì dị” tự lúc nào đã biến thành cây ngô đồng vạm vỡ xòa cái bóng vụng về cho cái giếng có thành đá xanh nhẵn bóng. Một cao vời lồng lộng, một thẳm sâu trong vắt, âm và dương, ồn ào và thâm trầm.
Giờ thì đã quá thu, mỗi ngày lạnh thêm rồi lại bất ngờ bừng nắng. Sự giằng xé, nấn ná và tiếc nuối đó chẳng làm người ta bận tâm nhiều trước những lo toan hối hả cuối năm. Bên kia phố dường như đã là mùa xuân, bên kia buốt giá là mầm xuân thức dậy. Chỉ có đời người vẫn còn dang dở những lo âu dẫu bao đông qua, xuân lại, rồi lặng lẽ thu về.
Tôi về bên “giếng vàng”-vẫn nhớ lời bà nên gọi thế-thì lá ngô đồng đã rụng. Chiếc lá hôm nay trĩu nặng mà như từ xa xưa sương móc tụ về. Bà đã xa, cha mẹ đã già và tôi đâu còn trẻ. “Tứ thập nhi bất hoặc”, ừ, mái tóc đã điểm bạc những đêm thu chợt thức giấc rồi cả nghĩ. Lòng người âu cũng như lòng giếng cạn, nào tránh được mưa gió cuộc đời. Nhưng còn một chút tri âm: vẫn đọng bên thành giếng chiếc lá ngô đồng...
Bùi Việt Phương

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.