Giấy chứng nhận nghề nghiệp: Dù là gì cũng đừng thêm áp lực cho giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự kiến nhà giáo sẽ phải có chứng nhận nghề nghiệp đang vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận. Gửi bình luận tới Báo Thanh Niên, bạn đọc cho rằng, dù là chứng nhận gì đi nữa, thì cũng thêm áp lực với giáo viên.

Tốt nghiệp trường sư phạm chưa đủ tiêu chuẩn dạy học?

Loạt bài trên Báo Thanh Niên ghi nhận ý kiến và cả giải thích của Bộ GD-ĐT liên quan tới dự kiến sẽ đưa vào dự thảo luật Nhà giáo quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến phản đối có, băn khoăn có và góp ý xây dựng cũng không ít.

Nhiều bạn đọc tỏ ra lo ngại giấy chứng nhận nghề nghiệp sẽ là một loại "giấy phép con" gây áp lực không cần thiết cho giáo viên. Ảnh: NGỌC THẮNG

Nhiều bạn đọc tỏ ra lo ngại giấy chứng nhận nghề nghiệp sẽ là một loại "giấy phép con" gây áp lực không cần thiết cho giáo viên. Ảnh: NGỌC THẮNG

Bạn đọc Dung Le viết: "Mình là dân ngoại đạo, không rõ lắm về các quy định của ngành giáo dục nhưng mình nghĩ rằng một giáo viên (đã tốt nghiệp các trường sư phạm) là đã đủ tiêu chuẩn dạy học rồi! Bộ GD-ĐT nên quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn, chứng chỉ cần có hoặc các kỳ thi bắt buộc để các trường thực hiện; để khi ra trường, các giáo viên đều đáp ứng quy định là nhà giáo.

Mặt khác, ngoài việc siết chặt đầu vào, đầu ra và chỉ nên cho các trường ĐH sư phạm đào tạo giáo viên, không nên hợp thức hóa các ngành đào tạo của các trường ĐH khác (không phải ngành sư phạm nhưng đi học bổ túc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vài tháng) để tuyển dụng giáo viên! Như vậy sẽ nâng cao chất lượng giáo viên và đỡ làm khổ các thầy cô giáo".

Bạn đọc Trần Quang Hòa cũng cho rằng, nhà giáo (nói chung) đều đã trải qua đào tạo chính quy và có bằng cấp. Điều này đã nói lên tất cả. Vậy có thêm cái chứng chỉ nghề nghiệp để làm gì cho thêm rối? Nó có ích gì? Giảm bớt thủ tục chả đâu lại cứ nghĩ thêm những thủ tục rườm rà không cần thiết là sao?

Bạn đọc Phu Luu Huu viết: "Muốn làm giáo viên phải học ngành sư phạm, người không học chuyên ngành sư phạm thì phải có chứng chỉ sư phạm mới được đi dạy, rồi phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Sao giờ lại để ra cái chứng chỉ hành nghề? Xin hãy quan tâm chế độ chính sách để nhà giáo yên tâm gắn bó với nghề! Đừng làm khổ giáo viên!".

Bạn biểu tên Thắng Thẳng đề nghị số tiền để chi cho việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo nên phân bổ cho các trường sư phạm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Cũng theo bạn đọc này, khi ban hành một loại "giấy phép con" cần đánh giá tác động lâu dài và cả sự tốn kém ngân sách không nhỏ, thậm chí sẽ có tiêu cực khi cấp.

Bạn đọc lấy tên Quê Hà Nội so sánh: "Tôi hiểu đơn giản thế này, ví dụ tôi học nghề ở trường công nhân kỹ thuật, đương nhiên là đủ tiêu chuẩn để đi làm công nhân. Ra trường tốt nghiệp loại khá chuyên ngành điện dân dụng. Vậy tôi có phải đi xin (hoặc được) cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp là công nhân không?".

Bạn đọc Duc Minh cho rằng: "Dù là dù là chứng nhận gì đi nữa, thì cũng thêm áp lực cho các giáo viên và sinh viên nghèo!". Bạn đọc tên Lam ngạc nhiên: "Vậy bước vào giảng đường ngành sư phạm trước giờ không được công nhận là có "chứng chỉ" à?".

Một dạng "giấy phép con"

Bạn đọc Nguyen PTV nhận xét: "Đây giống như một dạng "giấy phép con" sẽ sớm phát sinh bất cập với cơ chế "xin cho" như hiện nay, tạo sự khó khăn thêm cho thầy cô giáo".

Cùng lo lắng, bạn đọc Thanh Tam cho rằng: "Không riêng gì ngành giáo dục, các bộ, ngành đều rất nhiệt tình tạo ra các loại "giấy phép hành nghề"! Khi mọi người "chạy" đủ rồi thì thấy giấy đó "không còn phù hợp" và đặt ra giấy phép mới. Bởi vậy, cơ quan quản lý nhà nước luôn tất bật với việc tổ chức đào tạo, cấp phép, kiểm tra giấy phép... nên việc giảm biên chế vẫn như ném đá ao bèo".

Bạn đọc Nhiem Ngo nêu quan điểm: "Nếu phải có giấy chứng nhận mới được phép hành nghề sẽ có những nơi bán giấy chứng nhận, vì miễn phí chắc việc quản lý sẽ lỏng lẻo…".

Một bạn đọc khác bình luận: "Chỉ có y dược có chứng chỉ hành nghề, cho thuê lại được ít nhất 5 triệu. Còn giấy phép này sẽ không có ai thuê và sẽ có nhiều thủ tục phát sinh không cần thiết xảy ra sau đó cũng như tốn rất nhiều thời gian và hệ lụy cho hàng triệu giáo viên".

Bạn đọc Lê Ngọc Khiển cho rằng việc "vẽ" ra thêm loại chứng chỉ hành nghề này chỉ có tác hại chứ không tác dụng, đó là mất thời gian, tốn tiền bạc của giáo viên.

Bạn đọc Phu Luu Huu cũng đặt vấn đề: "1,5 triệu giáo viên cần phải học và thi lấy chứng chỉ dù đã và giảng dạy bình thường thử hỏi sẽ tốn kém tiền bạc, thời gian và ảnh hưởng đến việc dạy và học như thế nào? rồi sẽ có một bộ phận được hưởng lợi từ việc biên soạn chương trình, tổ chức mở lớp, thu tiền? chỉ có giáo viên là thiệt thòi nhất! Phải chăng có "lợi ích nhóm" ở đây?".

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.