Giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 18-11, tại UBND huyện Chư Sê, đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai do ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Thu
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Thu
Theo báo cáo của UBND huyện Chư Sê, từ năm 2016 đến nay, tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cấp GCNQSDĐ đối với đất ở là 271 hộ với diện tích hơn 11 ha, 39 hộ chưa được cấp GCNQSDĐ; đối với đất nông nghiệp là 1.188 hộ với diện tích hơn 661 ha, 242 hộ chưa được cấp GCNQSDĐ; 110 hồ sơ chưa được giải quyết vì chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ... Bên cạnh đó, việc cấp GCNQSDĐ của huyện còn gặp nhiều khó khăn do các hộ dân không thực hiện việc kê khai đất đai, nguồn gốc kê khai không rõ ràng, khó khăn về kinh tế, còn thiếu cán bộ làm công tác tài nguyên-môi trường...
 Tại buổi làm việc, đề cập đến những biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ, đại diện đoàn giám sát cho rằng, huyện Chư Sê cần đặt ra kế hoạch cụ thể về số lượng cấp GCNQSDĐ cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần bồi dưỡng thêm kiến thức tiếng địa phương, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài nguyên-môi trường...
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.