Giải trình về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 19-10, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng.

Tham dự phiên giải trình có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và địa phương.

 

Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng.
Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng.

Đây là phiên họp giải trình đầu tiên của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIV, cũng là phiên họp giải trình đầu tiên được thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 với một số điểm mới về quy trình, thủ tục.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, để tổ chức phiên giải trình hôm nay, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức giám sát ở một số tỉnh và thành phố; nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có liên quan; làm việc với các chuyên gia; xây dựng kế hoạch tổ chức giải trình và gửi Kế hoạch tới các bộ, ngành hữu quan.

Phiên họp là diễn đàn có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương nhằm mục đích cung cấp thông tin, giải trình kết quả tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng từ năm 2013 đến ngày 30-9-2016; làm rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, qua đó tìm sự đồng thuận về các giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng; có giải pháp bố trí kinh phí và giải quyết các vướng mắc để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng.

Tại phiên họp, với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18-5-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 494) và Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 (Quyết định 22) của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

 

Thực hiện Nghị quyết 494, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 22, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 1-7-2013 hướng dẫn thi hành Quyết định và Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24-7-2013 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát và thanh quyết toán hỗ trợ nhà ở, nội dung chủ yếu của chính sách như sau:

Về đối tượng hỗ trợ: Người có công với cách mạng (12 nhóm đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng), đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng cần phá dỡ để xây mới hoặc đang ở nhà tạm phải sửa khung, tường và thay thế mới nhà ở.

Về số lượng hỗ trợ: Khoảng 71.000 hộ gia đình có công với cách mạng (gồm hơn 49.000 hộ xây dựng mới và hơn 21.000 hộ sửa chữa, cải tạo).

Nguồn vốn và mức hỗ trợ: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ từ 80-100% nhu cầu theo tỉ lệ nhận bổ sung cân đối ngân sách Trung ương của từng địa phương. Mức độ hỗ trợ đối với trường hợp xây dựng mới nhà ở là 40 triệu đồng/hộ; đối với trường hợp sửa chữa khung, tường và thay mới nhà ở là 20 triệu đồng/hộ.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng theo Nghị quyết 494, và Quyết định 22 đã được các bộ, ngành liên quan xác định là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm và luôn quan tâm chỉ đạo cũng như kịp thời có văn bản hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.

Các địa phương đã có nhiều cố gắng triển khai nhanh chóng, kịp thời, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành có liên quan, hiện nay cơ bản đã thực hiện tốt giai đoạn 1 của Quyết định 22 và đều thống nhất đây là chính sách an sinh xã hội quan trọng, giúp cải thiện về nhà ở cho người có công với cách mạng tốt hơn.

Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương cấp theo quy định tại Quyết định 22, nhiều địa phương đã linh hoạt ứng trước kinh phí để hỗ trợ cho các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa được cấp kinh phí, một số địa phương còn huy động sự tham gia của cộng đồng và từ các nguồn khác để hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng nhà ở.

Đối với các hộ gia đình được hỗ trợ, ngoài kinh phí Nhà nước cấp cũng đã tự bỏ thêm kinh phí hoặc huy động thêm nguồn hỗ trợ bằng tiền mặt, vật liệu, nhân công… từ người thân, họ hàng, cộng đồng để nâng cao chất lượng nhà ở.

Để tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 để có cơ sở cấp kinh phí hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng; bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng tổng số 7.540 tỷ đồng; chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp chủ động kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng tại địa phương theo đúng quy định của Quyết định 22 và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành…

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, lãnh đạo, đại diện các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp... đã giải trình, làm rõ những vấn đề mà các thành viên Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội và các đại biểu nêu về trách nhiệm của các bộ này trong thực hiện Nghị quyết 494 và Quyết định 22 từ năm 2013 đến 30/9/2016; trong đó đã làm rõ những vấn đề cụ thể về việc ban hành văn bản tổ chức thực hiện; kết quả thực hiện; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; giải pháp thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ người có công với cách mạng…

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.