Giải quyết những hệ lụy từ cuộc trở về tự phát

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Gần một tháng qua, sự trở về tự phát của hàng trăm nghìn người từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Ðông Nam Bộ đã khiến cho chính quyền địa phương các tỉnh miền Tây Nam Bộ lúng túng, bị động.

 

Người dân sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam tự phát “ùn ùn” trở về quê.
Người dân sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam tự phát “ùn ùn” trở về quê.



Mặc dù lượng người trở về giảm dần trong những ngày qua, nhưng cũng đã đưa đến những hệ lụy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cần khẩn trương xử lý cả trước mắt và lâu dài. Dịch Covid-19 đã có dấu hiệu bùng phát tại một số địa phương, trong đó có những tỉnh triển khai tốt các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập và lây lan. Như tại tỉnh Sóc Trăng xuất hiện một số chùm ca nhiễm, đặc biệt là các ca nhiễm tại huyện Trần Ðề vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Toàn tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận 4.278 ca mắc Covid-19, trong đó có 517 ca mắc là những người trở về. Chính quyền địa phương đã phải huy động hơn 4.778 cán bộ y tế và đề nghị sự hỗ trợ từ Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tại các tỉnh khác như An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… số ca mắc Covid-19 cũng đang tăng nhanh cùng sự xuất hiện những ổ dịch mới.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội cũng đang là "bài toán" làm đau đầu chính quyền các địa phương. Phần lớn những người trở về không có đất đai, tư liệu sản xuất tại quê nhà. Dịch bệnh khiến họ mất việc làm trong thời gian dài, nhiều trường hợp phải cách ly tập trung, nhập viện điều trị Covid-19 nên kinh tế, tài chính kiệt quệ; khi trở về hầu hết không còn tiền bạc, của cải. Chính vì vậy, tiếp nhận họ các địa phương đã thực hiện ngay các chính sách miễn phí xét nghiệm, hỗ trợ tiền ăn trong thời gian cách ly. Như Kiên Giang xét cất nhà cho nhiều trường hợp trở về không có chỗ ở. Ðây cũng là địa phương duy nhất tại vùng Tây Nam Bộ hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho mỗi người dân (đủ 18 tuổi) khi trở về. Những người về theo gia đình (vợ hoặc chồng) cũng được cùng định mức. Ðến thời điểm hiện tại, Kiên Giang đã đón gần 51 nghìn công dân trở về, đang nỗ lực cấp phát tiền và hỗ trợ về mọi mặt để người dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, công tác an sinh xã hội đang đặt ra nhiều thách thức mà Kiên Giang cũng như các tỉnh, thành phố trong vùng cần giải quyết, bởi nguồn lực cho công tác này gần như đã cạn kiệt.

Một vấn đề nữa cần sớm giải quyết là tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng khi theo gia đình về quê khi vừa bước vào năm học mới khiến cho các địa phương khó khăn trong giải quyết nhu cầu học tập của con trẻ. Theo thông báo từ ngành giáo dục các địa phương vùng Tây Nam Bộ, các trường sẽ tiếp nhận học sinh qua đăng ký, khai báo thông tin từ phụ huynh, còn thủ tục chuyển trường tiến hành sau. Tuy nhiên, hiện nay cả khu vực này đang thực hiện việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến hoặc qua truyền hình; trong khi nhiều trường hợp trở về vẫn phải thực hiện việc cách ly, hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà và phần lớn số trẻ em theo cha mẹ trở về không có điều kiện mua sắm thiết bị để theo học bằng hình thức trực tuyến.

Cuộc trở về tự phát còn dẫn đến một số hệ lụy khác như hệ thống y tế cơ sở quá tải, tình trạng thừa lao động thiếu việc làm, bất ổn về an ninh trật tự… Và tiếp đó, là sinh kế để ổn định cuộc sống khi họ đang đứng giữa sự lựa chọn ở lại hay "quay về" các thành phố, khu công nghiệp.

Hiện tình hình dịch trong khu vực đã được kiểm soát, các địa phương trong cả nước đã phân vùng và công bố cấp độ dịch thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Còn nhiều việc phải làm để giải quyết hệ lụy từ những cuộc trở về đó, nhưng trước mắt, mỗi địa phương cần nắm lại tổng số lao động dôi dư, có phân loại về trình độ, tay nghề; đồng thời nắm lại nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh, trong vùng để có hướng kết nối, giới thiệu.

Cùng với đó, chính quyền các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ và các địa phương sử dụng lao động lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… sớm "ngồi" lại dưới sự chủ trì của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan bàn bạc, đưa ra một kế hoạch tổng thể về vấn đề người lao động. Sự kết nối này sẽ tạo cơ sở để tránh được những cuộc di cư tự phát, ồ ạt trong tương lai.

Theo VIỆT TIẾN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.