Gia Lai: Người trồng tiêu liêu xiêu vì… tiêu chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng trăm nông dân trồng tiêu tại hai huyện Chư Sê và Chư Pưh- Gia Lai  đang đối mặt với vụ tiêu trắng tay. Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng của cơn bão số 9, 11 (năm 2009) đã làm cho vườn tiêu của hàng trăm nông dân đang chết dần, chết mòn và không có khả năng ra hoa kết trái trong vụ tiêu năm 2010.
Khác những năm trước, những ngày này người trồng tiêu ở Chư Sê và Chư Pưh đang tìm mọi cách để khôi phục vườn tiêu đang chết dần. Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 và số 11 (năm 2009) bộ rễ bị tổn thương dẫn đến tiêu bị chết, bị vàng lá… không có khả năng ra hoa, kết trái. Đã vậy thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài làm một số vườn tiêu bị hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh đã có hơn 1.000 ha tiêu bị chết và giảm năng suất 40-50%.
Hàng trăm ha tiêu bị chết
Vườn tiêu bị chết
Chị Nguyễn Thị Tư- thôn Plei Thon- thị trấn Nhơn Hoà (Chư Pưh) buồn rầu cho biết: Như mọi năm chúng tôi hy vọng rất nhiều vào sản lượng và giá tiêu của niên vụ này nhưng thời gian gần đây tiêu bắt đầu vàng lá, thối rễ và chết hàng loạt. Năm nào cũng có tiêu chết nhưng chưa năm nào tiêu chết hàng loạt với số lượng nhiều như vậy. Gia đình tôi trồng 1,5 ha nhưng số chết đã gần một nửa, số còn lại thì năng suất giảm khoảng 50%. Vụ này coi như không có lãi, không những vậy phải nhanh chóng trồng mới lại số tiêu bị chết.

Mọi năm, thời gian này các vườn tiêu ở Chư Pưh đều đã đậu quả rất đẹp nhưng năm nay thì vườn tiêu nào cũng có cây bị chết, cây nào có quả thì cũng rất xấu. Anh Vũ Văn Bùi (thôn Tao Kó, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) tâm sự: Với tình hình như hiện nay thì vụ tiêu năm nay của gia đình bị mắt trắng, nếu không nói là sẽ lỗ vì đã đầu tư công chăm sóc, nước tưới và phân bón. Mọi năm đến thời điểm này vườn tiêu của gia đình đã ra hoa và đậu quả hết và là một trong những vườn tiêu đẹp và cho năng suất cao của vùng này. Nhưng năm nay thì không thấy một hoa nào, cây tiêu ngày càng còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém và có dấu hiệu rụng đốt… Kiểu này chắc tôi phải cắt bỏ để trồng lại hoặc chuyển sang cây trồng khác.
Lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê kiểm tra các vườn tiêu bị chết
Lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê kiểm tra các vườn tiêu bị chết
Trao đổi với chúng tôi về việc nhiều người dân trồng tiêu trên địa bàn đang đối mặt với vụ mùa trắng tay, ông Kpă Long- phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Chưa năm tại vùng tiêu này có hiện tượng chết nhiều và đồng loạt như năm nay. Phòng đã chỉ đạo cho Trạm Bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của phòng tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để sớm có biệt pháp hướng dân người dân. Trước mắt hướng dẫn người dân tăng cường công tác chăm sóc, bón phân hữu cơ, phân chuồng nhằm tăng cường chất dinh dưỡng và độ ẩm cho cây.... với hy vọng sẽ cứu được một phần nào cũng như tăng năng suất cho những cây tiêu không bị bệnh.
Còn tại huyện Chư Sê nhiều diện tích cây tiêu của người dân cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng của hạn hán và cơn bão năm 2009 làm ngập úng dẫn đến bị chết do bộ rễ bị tuyến trùng, rệp sáp, rụng đốt, khả năng sinh trưởng phát triển kém và các loại nấm xâm nhập phá hại. Diện tích tiêu bị chết chủ yếu tập trung tại các xã Ia Glai, Ia Pal, Zun, Hbông… Anh Vũ Văn Viễn- chi hội phó chi hội hồ tiêu xã Al Bá cho biết: Qua kiểm tra chúng tôi thấy phần lớn diện tích tiêu chết do tổn thương bộ rễ. Những diện tích bị chết do sâu bệnh chúng tôi đã khuyến cáo bà con nông dân nên chuyển đổi sang trồng loại cây trồng khác. Vì đất này đã bị nhiễm bệnh nếu tiếp tục trồng tiêu người dân phải đầu tư rất lớn vào việc cải tạo đất”

Tình hình thời tiết diễn biến khá thất thường trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây trồng làm cho đời sống của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình đã không còn vốn để đầu tư lại, nhiều hộ thì lâm vào cảnh nợ nần do vay tiền để đầu tư vào trồng tiêu nhưng kết quả thì tiêu đã bị chết hàng loạt như năm nay.
Minh Nam
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.