Gia Lai hướng dẫn phòng-chống dịch tại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 9-9, Sở Công thương tỉnh Gia Lai ban hành  về việc hướng dẫn phòng-chống dịch Covid-19 tại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạp hóa.
Theo đó, việc triển khai phòng-chống dịch tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa trong điều kiện dịch Covid-19 kéo dài được xem là giải pháp cấp thiết; cần sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các địa phương, sở, ngành có liên quan và sự ủng hộ của thương nhân, tiểu thương, nhân dân.
Bên cạnh đánh giá lại thực trạng mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về công tác phòng-chống dịch ở từng loại hình kinh doanh tương ứng với từng cấp độ dịch, gồm: tình huống địa phương chưa có dịch xảy ra hoặc áp dụng Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tương ứng vùng mức độ nguy cơ màu xanh, màu vàng trên bản đồ chống dịch); tình huống địa phương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tương ứng vùng mức độ nguy cơ màu cam trên bản đồ chống dịch); trường hợp phải tạm thời ngừng hoạt động vì phát hiện ca nhiễm Covid-19 và điều kiện hoạt động trở lại.
Hoạt động mua bán tại chợ Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Hoạt động mua bán tại chợ Hoa Lư (TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Đơn cử: đối với phòng-chống dịch tại chợ: trong tình huống địa phương chưa có dịch xảy ra hoặc áp dụng Chỉ thị số 15 thì tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tiểu thương có nhu cầu buôn bán vào chợ, hạn chế tụ tập đông người trong và ngoài phạm vi chợ; đồng thời kiên quyết xóa bỏ tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để họp chợ dẫn đến việc không kiểm soát được người ra vào chợ. Xây dựng kế hoạch, phương án phòng-chống dịch Covid-19 tại chợ, trong đó, quy định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện, phương án xử trí các trường hợp mắc, nghi mắc Covid-19; người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát; kinh phí đảm bảo thực hiện. Căn cứ vào thực tế triển khai và kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch, phương án cho phù hợp. Tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào chợ, biển báo thông điệp 5K, quy định phòng-chống dịch, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay, tổ chức đo thân nhiệt cho người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng khi vào chợ.
Tại các cửa hàng, yêu cầu các tiểu thương phải ký cam kết với tổ chức quản lý chợ thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng-chống dịch Covid-19 và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; quây nilon tạo vách ngăn giữa khách hàng và người bán, cửa hàng với cửa hàng nhằm đảm bảo giãn cách; vệ sinh khử khuẩn hàng ngày...
Trong trường hợp địa phương áp dụng Chỉ thị số 16 thì tiểu thương bán hàng hóa thiết yếu luân phiên bán hàng theo ngày; giảm ít nhất 50% số người làm việc đối với cửa hàng có trên 10 người làm việc; người mua hàng di chuyển theo quy định một chiều; áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn bằng Thẻ vào chợ; Bố trí khu vực xếp hàng vào chợ có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng theo quy định; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ để kiểm soát mật độ người vào chợ đảm bảo quy định phòng, chống dịch...
Tương tự, đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa cũng được hướng dẫn cụ thể với từng cấp độ dịch. Ngoài ra, trong thời gian tạm thời ngừng hoạt động chợ để khắc phục theo quy định, UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ nghiên cứu, áp dụng một số mô hình phân phối hàng hóa thiết yếu như: “Mang chợ ra phố”, tăng cường bán hàng lưu động...
Tại hướng dẫn này, Sở Công thương cũng đề nghị UBND các địa phương phối hợp tổ chức phổ biến, đôn đốc triển khai thực hiện hướng dẫn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng-chống dịch tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, tạp hóa trên địa bàn quản lý; đề xuất sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khi cần thiết và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Công thương trước ngày 18-9-2021.
>> 
 
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.