Gia Lai: Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đào tạo nghề gắn giữa lý thuyết, kỹ năng và thái độ là tiêu chí mà Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai đặt ra để đào tạo ra nguồn lao động vừa giỏi về kỹ năng thực hành nghề, vừa có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, có khả năng đồng cảm, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt đi thực tế để sinh viên có cơ hội được bồi đắp những kiến thức từ môi trường bên ngoài.

Đầu tiên là đợt tham quan thực tế tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh và Làng trẻ em S.O.S TP. Pleiku. Trong thời gian 2 tuần, các sinh viên được sắp xếp ăn, ở, sinh hoạt cùng với các nhóm đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây. Qua đó, phần nào các sinh viên có thêm những hiểu biết về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với các nhóm xã hội khác nhau. Với đặc thù là nơi nuôi dưỡng tập trung, các đối tượng ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh được chăm sóc về mặt vật chất khá đầy đủ nhưng họ vẫn thiếu thốn tình cảm gia đình.

 

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai trong một giờ thực hành. Ảnh: Đinh Yến
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai trong một giờ thực hành. Ảnh: Đinh Yến

Chính vì thế, khi các sinh viên đến ở cùng họ, cùng tham gia các hoạt động giao lưu... đã phần nào giúp cho các đối tượng thêm yên tâm, thoải mái khi sinh sống cùng nhau và giúp đỡ người khác. Không những thế, qua các hoạt động này, các sinh viên còn thêm hiểu và trân trọng hơn những giá trị mà mình đang có, từ đó bồi đắp thêm ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.

Bước qua kỳ học thứ hai, các sinh viên tham gia chuyến đi thực tế cơ sở, địa bàn được chọn là những làng xa thuộc xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Năm nay, địa bàn được chọn là làng Grôn và làng Krai (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ). Những cơn mưa rào ập xuống bất ngờ, cái nắng hanh hao vùng biên giới không làm nản lòng những sinh viên đầy nhiệt huyết. Họ bắt tay vào dọn dẹp, ổn định chỗ ở, dù ở tập trung tại nhà sinh hoạt cộng đồng thiếu thốn mọi bề nhưng không khí lúc nào cũng cười nói rôm rả. Việc đầu tiên là các sinh viên phối hợp với chi đoàn của làng dọn dẹp vệ sinh đường làng, đào hố rác cho các nhà dân, đồng thời giúp các gia đình chính sách, neo đơn, hộ nghèo những phần việc cụ thể như: làm cỏ cà phê, đào hố trồng điều, làm chuồng bò…

Nhằm mục đích giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xây dựng nông thôn mới, với sự hỗ trợ của Huyện Đoàn Đức Cơ, các sinh viên đã thực hiện 2 chương trình truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản và hôn nhân cận huyết thống tại xã Ia Kriêng. Anh Lê Trọng Phúc-Bí thư Huyện Đoàn Đức Cơ, chia sẻ: “Hoạt động của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai rất có ý nghĩa. Chương trình truyền thông diễn ra dưới mưa nhưng bà con đã ở lại đến phút cuối cùng, chắc chắn sẽ tiếp thu được nhiều điều bổ ích”. Còn  sinh viên Rah Lan H’Liêm-lớp Công tác xã hội 2017 thì hào hứng cho biết: “Qua những hoạt động như thế này, tôi đã thấy tự tin và trưởng thành lên rất nhiều. Đặc biệt, tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác nên tự hứa là phải sống sao cho thật tốt, để học tập, luyện rèn và cống hiến”.

Kết thúc mỗi đợt thực tế, mỗi nhóm sinh viên đều trồng một cây kỷ niệm tại nơi mình đặt chân đến. Rồi đây, họ sẽ ra trường, công tác ở mỗi vị trí khác nhau nhưng những gì được trải nghiệm hôm nay sẽ là những phần ký ức đẹp, đi theo trong suốt cuộc đời.

Tạ Ngọc Điệp

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.