Gần lại giấc mơ an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

"Phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân (CN), người thu nhập thấp là trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của cả hệ thống chính trị, của những người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, của doanh nghiệp (DN) và của người dân, nhất là những người đứng đầu các bộ, ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải quan tâm thúc đẩy, phát triển NƠXH thực chất, lành mạnh và bền vững".

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị thúc đẩy phát triển NƠXH cho CN, người thu nhập thấp, tổ chức ngày 1-8.

Trong hàng chục năm qua, một căn nhà để an cư là giấc mơ xa vời của hàng triệu CN trong các khu công nghiệp (KCN). Ở các tỉnh, thành tập trung nhiều KCN trên đất nước ta như Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…, hình ảnh phổ biến về đời sống CN sau giờ làm việc ở nhà máy là các khu nhà trọ. Dù có ngăn nắp, sạch sẽ đến đâu cũng chỉ là nơi sinh hoạt sau những giờ nghỉ ngơi, thiếu hẳn các điều kiện của một mái ấm gia đình đúng nghĩa.

Rất nhiều văn bản, chủ trương về nhà ở cho người nghèo được ban hành, song thực hiện không hiệu quả. Gần đây, một số địa phương đẩy mạnh hoạt động này, kết quả có khá hơn. Điển hình như Bình Dương đã giao cho Tổng Công ty Becamex IDC thực hiện, giai đoạn đầu xây dựng được 47.500 căn hộ. Mỗi căn hộ diện tích 25-30 m2 bán với giá từ 100-150 triệu đồng. Các khu NƠXH tại thành phố Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng đã giúp hơn 180.000 lao động có chỗ ở. Tại tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 2.500 căn NƠXH cho CN, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 10.000 người. Tuy nhiên, đây vẫn là con số còn thấp so với nhu cầu nhà ở của khoảng 400.000 NLĐ. Trong khi đó, NLĐ cho biết việc sở hữu một căn hộ là vấn đề khó khăn, hầu hết họ chỉ có khả năng mua được những căn hộ có giá dưới 300 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, đến nay trên cả nước đã hoàn thành 275 dự án NƠXH với quy mô khoảng 147.000 căn hộ, hiện đang tiếp tục triển khai 401 dự án với quy mô khoảng 455.000 căn hộ. Trong cả giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ được phân bổ 2.163 tỉ đồng/ 9.000 tỉ đồng nhu cầu, chỉ đạt 27% nhu cầu vốn. Trong khi các ngân hàng thương mại là đối tượng cho các chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH vay lại không được bố trí nguồn vốn nào dẫn đến các dự án NƠXH bị đình trệ, giãn, hoãn, nguồn cung thiếu.

Để chủ trương tốt đẹp này đi vào đời sống, cần hệ thống giải pháp đồng bộ giúp giảm giá thành căn hộ, thủ tục thông thoáng, ưu đãi thực sự cho CN, người thu nhập thấp, không để "cò" trục lợi. Phải tránh vết xe đổ NƠXH mà cư dân là người khá giả, ôtô đậu đầy dưới sân nhà; mua bán sang tay, người nghèo không mua được NƠXH. Phải thực hiện với quyết tâm cao, giám sát chặt chẽ để hiện thực hóa mục tiêu.

Lần này CN, người thu nhập thấp có quyền hy vọng khi Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho CN, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030. "Ngay tại hội nghị này, các DN đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin"-Thủ tướng yêu cầu.

Theo THÔNG ĐẠT (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.