Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Những tình cảm, sự gắn kết của các sinh viên đã góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam-Lào.

1bg-2999.jpg
Các sinh viên Lào và Việt Nam (lớp DH24TYGL, Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) trao đổi về hoạt động của Chi Đoàn. Ảnh: P.L

Từ ngày 13 đến 16-4, ở nước bạn Lào diễn ra Tết cổ truyền Bunpimay. Vì trùng lịch học nên 2 lưu học sinh Yuennan Mathamalai và Inthakoummane Channakone (lớp DH24TYGL, Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) không thể về nước. Để các bạn vơi nỗi nhớ quê hương, các sinh viên trong lớp đã tổ chức gặp gỡ, giao lưu cùng 2 lưu học sinh Lào.

Tại buổi giao lưu, Mathamalai và Channakone giới thiệu về điệu múa lăm vông truyền thống cùng các món ăn đặc trưng như: tum mak hoong (gỏi đu đủ), canh nò mây, xôi nếp Lào.

Còn các sinh viên lớp DH24TYGL lại giới thiệu cho 2 lưu học sinh Lào về áo dài truyền thống, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các món ăn truyền thống và những nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Đồng thời, đại diện Chi Đoàn đưa 2 lưu học sinh tham quan chùa Minh Thành, Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Nhập học từ tháng 9-2024, đến nay, Mathamalai và Channakone đã nói tiếng Việt khá tốt. Mathamalai chia sẻ: “Trước khi chọn ngành Thú y, em đã được học tiếng Việt. Các bạn sinh viên ở Gia Lai rất thân thiện, giúp em hiểu và nói tiếng Việt tốt hơn. Chúng em thường học tập theo nhóm, những chỗ nào chưa hiểu đều được các bạn sinh viên người Việt hướng dẫn tận tình”.

Mathamalai và Channakone đến từ tỉnh Champasak, được ở tại ký túc xá. Những ngày đầu nhập học, 2 lưu học sinh khá rụt rè, hạn chế tiếp xúc do cách biệt ngôn ngữ, văn hóa. Vì thế, Chi Đoàn lớp DH24TYGL đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; giúp đỡ 2 lưu học sinh Lào sớm hòa nhập với môi trường mới, quan hệ mới.

Channakone chia sẻ: “Nhờ thầy cô và bạn bè tại Gia Lai động viên, giúp đỡ nên em vơi bớt nỗi nhớ nhà. Em tham gia Câu lạc bộ Bóng chuyền của trường để rèn luyện sức khỏe. Em cũng đã tham quan các cảnh đẹp ở TP. Pleiku và một số địa điểm để hiểu hơn nơi mình gắn bó học tập trong 5 năm”.

22.jpg
2 lưu học sinh Yuennan Mathamalai và Inthakoummane Channakone (hàng đầu) hướng dẫn sinh viên lớp DH24TYGL điệu múa Lăm Vông. Ảnh: P.L

Nói về 2 bạn sinh viên Lào đang học chung lớp, em Đào Ngọc Minh Duyên-Bí thư Chi Đoàn lớp DH24TYGL-cho biết: “Em giúp các bạn học thêm tiếng Việt, các bạn hướng dẫn em một số câu chào hỏi bằng tiếng Lào và giới thiệu phong tục đặc sắc. Dù khác biệt về văn hóa, song khi triển khai các hoạt động Đoàn, 2 bạn đều tham gia rất nhiệt tình.

Khi Đoàn trường tổ chức chương trình văn nghệ, tiết mục của Chi Đoàn DH24TYGL đều tạo ấn tượng, có sự kết hợp động tác múa lăm vông truyền thống của các bạn sinh viên Lào”.

Cũng như Mathamalai và Channakone, em Sinnakhone lựa chọn Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai để học tập. Sinnakhone cho hay: “Em tìm hiểu môi trường học tập tại Việt Nam từ các anh chị lớp trước. Đồng thời, em luôn nỗ lực để đủ điều kiện sang Việt Nam học tập sau khi tốt nghiệp THPT.

Sự quan tâm, chia sẻ từ bạn bè và thầy-cô giáo giúp em có thêm động lực trong học tập. Em lựa chọn ngành Thú y với mong muốn có kiến thức, trở về giúp ngành chăn nuôi của địa phương ngày càng phát triển”.

Cũng nhờ sự giúp đỡ, động viên của các bạn cùng lớp, giờ đây, Sinnakhone có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt, hiểu biết ít nhiều văn hóa Gia Lai.

Tự hào về truyền thống văn hóa của đất nước mình, Sinnakhone đã giới thiệu đến các bạn sinh viên đang theo học tại trường về điệu múa lăm vông cùng các món ăn đặc trưng như: tum mak hoong (gỏi đu đủ), khao soi (mì Lào), mok pa (cá hấp)…

Trong quá trình học tập, Sinnakhone luôn nhận được sự hỗ trợ từ thầy-cô giáo và các bạn trong lớp, tự tin hơn, chủ động đăng ký tham gia nhiều chương trình do Đoàn trường tổ chức để rèn luyện kỹ năng sống, mở rộng các mối quan hệ xã hội.

“Ngoài thời gian học tập, em cùng các bạn đi uống cà phê, thưởng thức ẩm thực, khám phá, tìm hiểu về văn hóa. Mỗi lần về nước, em đều kể cho người thân nghe về những nét văn hóa đặc sắc, cảnh đẹp của tỉnh Gia Lai”-Sinnakhone tâm sự.

Hiện nay, Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai có 6 lưu học sinh Lào theo học 2 chuyên ngành Thú y và Kế toán. Chị Nguyễn Thị Lý-Bí thư Đoàn Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-chia sẻ: Các lưu học sinh Lào đều lễ phép và chăm chỉ học tập. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để các em yên tâm học tập, sinh hoạt.

Hàng năm, Đoàn trường tổ chức hội trại tập huấn cán bộ Đoàn, chương trình văn nghệ “Khát vọng tuổi trẻ”… và lưu học sinh Lào đều có tiết mục tham gia đặc sắc.

Các hoạt động đã tạo sự gắn kết tình cảm giữa thầy-cô giáo, sinh viên Việt Nam với các sinh viên Lào. Với tình cảm, sự gắn kết đặc biệt đó, các sinh viên đã góp phần vun đắp, thắt chặt tình đoàn kết, tình hữu nghị Việt-Lào.

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.