Fidel Castro trong ký ức một đại sứ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Phạm Tiến Tư, nguyên đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cuba, phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba, kể lại những kỷ niệm được gặp lãnh tụ Fidel Castro trong hơn 13 năm ở Cuba.

Đại sứ Phạm Tiến Tư chụp hình lưu niệm với lãnh tụ Fidel Castro nhân chuyến thăm Cuba của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2003 - Ảnh: Quỳnh Trung chụp lại hình tư liệu của đại sứ Phạm Tiến Tư
Đại sứ Phạm Tiến Tư chụp hình lưu niệm với lãnh tụ Fidel Castro nhân chuyến thăm Cuba của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2003 - Ảnh: Quỳnh Trung chụp lại hình tư liệu của đại sứ Phạm Tiến Tư

Cùng ông Fidel chặt mía

Tôi học tại Đại học Tổng hợp văn Cuba từ năm 1967-1971. Từ năm 1976-1980, tôi trở lại Cuba với tư cách bí thư phụ trách quan hệ Đảng với Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản công nhân và Mỹ Latin.

Từ năm 2002-2007, tôi làm việc tại Cuba với tư cách là đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cuba.

Lần gặp ông Fidel đầu tiên vào năm 1968 khi tôi còn là sinh viên năm nhất. Lúc đó, đoàn mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam sang thăm Cuba.

Anh Phong cùng thế hệ với anh Nguyễn Đình Bin, sau này là thứ trưởng ngoại giao, đi phiên dịch cho đoàn nhưng khi ra đến tiệc chiêu đãi lại phát hiện quên cái kính. Anh Phong nói với tôi: “Cậu tiếng tốt thì dịch cho tớ”.

Sau đó tôi dịch cho ông Fidel khoảng 10-15 phút. 
Ông Fidel hỏi: “Cậu là sinh viên à?”. Tôi trả lời: “Thưa tổng tư lệnh, tôi là sinh viên đang học Tổng hợp 
văn”.

Ông Fidel nhìn tôi và nói: “Nhìn đồng chí, tôi 
lại nhớ lại thời kỳ mình là sinh viên khi từng tham dự rất nhiều hoạt động trong phong trào sinh viên, 
đấu tranh chống chế độ độc tài ở Cuba và đi dự các 
hội nghị quốc tế của sinh viên ở nhiều nơi trên 
thế giới”.

Trong quá trình năm năm học ở Cuba, tôi gặp ông Fidel rất nhiều lần. Tôi nhớ thời đấy cứ thứ bảy và chủ nhật hoặc ba tháng hè, những sinh viên, giới trẻ như tôi đi lao động xã hội chủ nghĩa như chặt mía, thu hoạch ngô... ông Fidel cũng tham gia.

Có lần tôi chặt mía với ông Fidel và sau đó cùng ngồi với đồng chí trong giờ giải lao.

Ông Fidel rất gần gũi với mọi người. Đối với tôi, 
ông Fidel thật sự là lãnh tụ kiệt xuất của Cách 
mạng Cuba. Trong hơn nửa thế kỷ, ông ghi dấu ấn trong phong trào công nhân quốc tế cũng như 
phong trào giải phóng dân tộc.

Còn đối với Việt Nam, ông Fidel là một người bạn hết sức đặc biệt, thủy chung, trong sáng từ thời chống Mỹ cứu nước cho đến sau này.

Tôi còn nhớ trong cuộc mittinh lịch sử ngày 2-1-1966, để chào mừng lần thứ 7 Cách mạng Cuba thành công, ông Fidel phát biểu trước các đại biểu rằng phương tiện truyền thông phương Tây nói Cuba thiếu đủ thứ trên đời, đường, gạo, hàng tiêu dùng, thuốc men... vì Cuba gửi sang Việt Nam.

Ông Fidel nói họ (truyền thông phương Tây) chỉ nói đúng một phần là Cuba có đưa thuốc chữa bệnh sang Việt Nam, còn những điều khác là xuyên tạc, đồng thời nói thêm: “Nhưng nếu tất cả thứ đó là sự thật thì đó không là gì cả. Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, tất cả các nước đều dừng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, riêng Cuba là nước duy nhất tiếp tục viện trợ cho Việt Nam 10 năm tiếp theo từ 1975-1985.

Như vậy, nếu nói về tinh thần quốc tế vô sản, ủng hộ nhân dân Việt Nam, Cuba là một tấm gương đi đầu.

Cắt một nửa đội cận vệ cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Tôi là người có vinh dự chứng kiến nhiều cuộc gặp giữa đồng chí Fidel Castro và nhiều lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có những cuộc gặp vô cùng xúc động giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Fidel.

Năm 1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham gia Hội nghị không liên kết tại Cuba. Sau hội nghị, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định đi thăm Mexico, Nicaragua, Panama và Jamacai.

Ông Fidel tiễn bác Phạm Văn Đồng ra 
sân bay quân sự và quyết định cử một nửa đội cận 
vệ của mình để bảo vệ Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 


Tôi nhớ có khoảng sáu cận vệ tinh nhuệ của ông Fidel đi bảo vệ bác Đồng thời đấy. Họ được trang bị súng tiểu liên và những loại vũ khí khác.

Nếu biết trong cuộc đời của ông Fidel Castro đã từng có 638 cuộc ám sát bất thành, thì nghĩa cử cao đẹp và đầy nghĩa khí đó thể hiện tình cảm rất đặc biệt giữa những người anh em đồng chí ruột thịt với nhau, có một không hai trên thế giới.

Ở chiều ngược lại, nhân chuyến thăm Việt Nam lần hai vào tháng 12-1995, đồng chí Fidel đến thăm nhà riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi đó mắt đã kém, không nhìn thấy gì.

Nhưng khi ông Fidel đến, mới bước vào sân chứ chưa vào nhà, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với tôi: “Đồng chí Fidel đấy, nghe tiếng chân là bác biết Fidel đến rồi đấy. Con đứng dậy và đón Fidel vào đây cho bác”.

Lúc trùng phùng, ông Fidel nói với bác Đồng (bằng tiếng Tây Ban Nha): “Người anh em thân thiết của tôi. Lâu quá mới gặp đồng chí và tôi được biết mắt đồng chí đã kém”.

Bác Đồng đáp lại: “Đồng chí Fidel ơi! Tôi đã nghe tiếng bước chân của đồng chí bên ngoài. Lâu quá mới gặp nhau, người anh em của tôi”. Sau đó hai người ôm nhau rất xúc động.

Tình cảm đặc biệt

Tôi nhớ khi còn là sinh viên, tôi có đi thăm hai tỉnh miền Đông ở Cuba, tôi thấy trên đường phố có ảnh ông Fidel và Bác Hồ đứng cạnh nhau. Sau khi tìm hiểu, tôi được biết vì ông Fidel chưa gặp được Bác Hồ nên người Cuba để ảnh hai người chung với nhau và chụp thành một, thể hiện tình cảm đặc biệt của hai dân tộc.

Trong giai đoạn tôi làm đại sứ tại Cuba từ năm 2002-2007, nhiều đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư, bộ trưởng, ai cũng muốn gặp ông Fidel, khiến tôi cảm thấy sức ép rất lớn vì nước bạn có quy định đối đẳng, những người nào tương đương chức vụ như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng như ông Fidel thì mới được gặp ông.

Nhưng nhờ mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba, ông Fidel vui vẻ đón tiếp thân tình. Có lần nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm Cuba khi còn là bí thư Thành ủy TP.HCM và mong muốn được gặp đồng chí Fidel Castro.

Tháp tùng đồng chí Nguyễn Minh Triết có ông Lê Thanh Hải, lúc đó là ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch UBND TP.HCM, cùng các giám đốc sở.

Khi gặp ông Fidel, bác Triết nói: “Đồng chí Fidel ơi! Chưa được gặp đồng chí thì chúng tôi đã yêu và kính trọng đồng chí. Bây giờ gặp đồng chí thì chúng tôi càng yêu mến và kính trọng đồng chí”.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.