F0 nâng đỡ F0 - Bài 2: Hồi sinh từng nhịp thở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số các F0 khỏi bệnh tình nguyện ở lại hỗ trợ, có không ít y bác sĩ, điều dưỡng nhiễm bệnh trong quá trình làm việc. Từ bác sĩ trở thành bệnh nhân, từng ngày từng giờ họ vẫn luôn sát cánh cùng đồng đội nơi tuyến đầu chống dịch.
Anh Hiền đang giúp bệnh nhân tập thở. Ảnh: BVCC
Anh Hiền đang giúp bệnh nhân tập thở. Ảnh: BVCC
Buồn vui theo nhịp thở người bệnh
Từng ngày dốc sức chăm lo điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cử nhân vật lý trị liệu Trương Văn Hiền không may trở thành F0. Cháy bỏng khát vọng hồi sinh nhịp thở cho bệnh nhân ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP.Thủ Đức), anh không cho phép mình được ngơi nghỉ vì hơn ai hết, anh hiểu trong cuộc chạy đua giành sự sống cho bệnh nhân Covid-19, việc tập thở, giúp mỗi người đi qua thời khắc nặng nhọc được ví như "chắp cánh cho sự hồi sinh".
Nhiều năm kinh nghiệm làm vật lý trị liệu ở Bệnh viện Chợ Rẫy nên khi biết mình trở thành F0 vào đầu tháng 9, lòng dạ cử nhân Trương Văn Hiền trở nên bồn chồn hơn vì anh biết ở những phòng bên cạnh nhiều bệnh nhân có hơi thở đang yếu ớt như ngọn đèn trước gió.
Sự thôi thúc ấy cứ trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ hơn nên anh Hiền đề đạt với cấp trên cho mình hàng ngày hướng dẫn bệnh nhân tập thở, tập vận động. Mong muốn nhọc nhằn mà đáng trân trọng của anh Hiền được chấp thuận.
"Lúc đầu mới biết mình là F0 cũng có chút lo lắng. Nhưng điều ấy được xua tan nhanh chóng. Khi chưa nhiễm Covid-19 đã cận kề bên giường bệnh dìu đỡ từng thân thể yếu, nâng từng bàn chân... giờ đã là F0 rồi vẫn thế. Thậm chí còn tự tin hơn, bám sát từng người, vừa lo tập thở vừa an ủi, vỗ về vì mình nhiễm nhưng không có triệu chứng lại là người ham việc, ham vận động, nếu chỉ nằm cách ly thì phí quá", anh Hiền tâm sự.
Hàng ngày, anh Hiền đến từng giường bệnh, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân thở máy; hỗ trợ tập thở cho bệnh nhân phải thở oxy dòng cao; thở oxy bình thường… Ít ai biết được rằng, anh Hiền cũng chính là người đã cần mẫn hỗ trợ tập thở cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh từng mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam vào năm 2020) ngay từ những ngày đầu bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM về Bệnh viện Chợ Rẫy.

F0 khỏi bệnh hỗ trợ bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh: BVCC
F0 khỏi bệnh hỗ trợ bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh: BVCC
Anh Hiền cho biết, song song với điều trị thì hỗ trợ thở, tập thở, tập vận động cho bệnh nhân Covid-19 có tác dụng giúp sự sống hồi phục nhanh nhất, ngăn chặn rất hiệu quả sự biến chứng nặng của phổi, tránh sự đông cứng của lá phổi. Mục đích cao nhất là giúp bệnh nhân tự thở được, đưa bệnh nhân từ nằm im đến tự vận động.
"Bệnh này gắn chặt với các lá phổi, khi bệnh nhân kêu khó thở là cảm nhận được ngay đang ở mức độ nào để có phương pháp tập ngồi lên, nằm xuống hoặc hít mạnh, thở sâu… Từ đó giúp ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu, nhanh chóng hồi phục. Có những trường hợp từ tập vật lý trị liệu đã ngăn được thở máy, đưa ra thở oxy ít ngày đã có thể xuất viện", anh Hiền chia sẻ.
Không rời đồng đội
Tối 30/7, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đang làm việc tại Bệnh viện dã chiến Covid-19 số 2 nhận được cuộc gọi thông báo dương tính với SARS-CoV-2. Lặng lẽ dọn đồ đến khu cách ly người bệnh Covid-19, nữ bác sĩ nhớ như in cảm giác cô đơn khi đi trên lối riêng vào khu cách ly.
"Thật không dễ dàng gì khi trở thành bệnh nhân, nhất là khi đồng đội vẫn đang nỗ lực chiến đấu ngoài kia", bác sĩ Linh kể về thời khắc khó khăn của mình.
Do đó, khi vào khu cách ly, chị vẫn tiếp tục hỗ trợ đồng nghiệp từ xa, giúp bệnh nhân xuất viện và tư vấn khi F0 trở về cách ly tại nhà. Mỗi ngày, chị vẫn chỉ ngủ đúng 4 tiếng như khi vẫn làm việc bình thường, công việc vẫn nhiều như khi chưa mắc bệnh. 

Những F0 khỏi bệnh có nhiều kinh nghiệm chữa và điều trị F0 sẽ hỗ trợ rất tốt cho các y bác sĩ. Một F0 tình nguyện chăm sóc bệnh nhân F0 tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh: B.D
Những F0 khỏi bệnh có nhiều kinh nghiệm chữa và điều trị F0 sẽ hỗ trợ rất tốt cho các y bác sĩ. Một F0 tình nguyện chăm sóc bệnh nhân F0 tại Bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh: B.D
"Nếu mình không làm, đồng đội sẽ phải làm thay mình và công việc cứ thế nhân đôi, nhân ba", bác sĩ Linh tâm sự và quyết tâm dù trong bối cảnh nào vẫn kề vai chiến đấu cùng đồng đội trong cuộc chiến này.
Giống bác sĩ Hiền, hai nữ điều dưỡng Lê Thị Quỳnh Oanh và Nguyễn Thị Vinh, Khoa Nội Thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất cũng không ngần ngại xung phong chăm sóc bệnh nhân dương tính dù đều là những F0. Ngày 10/8, chị Oanh và chị Vinh nhận kết quả xét nghiệm dương tính. Cả hai vào khu cách ly bệnh viện và chống chọi với những cơn sốt, đau, mỏi, khó thở do virus SARS-CoV-2 gây ra. 
Sau gần 1 tuần, khi sức khỏe ổn định, cả hai đồng lòng bảo nhau xin lãnh đạo vào khu điều trị cho bệnh nhân lọc máu dương tính, vừa đỡ việc cho đồng nghiệp vừa được chăm sóc bệnh nhân.
"Nhân lực tại khoa mỏng, công việc chồng chéo nên nếu mình làm sẽ đỡ một người từ khu âm tính sang, mình mắc rồi nên không sợ gì nữa", điều dưỡng Vinh chia sẻ về quyết định của mình. Và hai nữ điều dưỡng trẻ xem đây khoảng thời gian để hoàn thiện bản thân và càng thêm yêu nghề hơn, nhất là lúc nhìn bệnh nhân khỏi bệnh và được chuyển sang khu âm tính.
(còn nữa)
Theo Bạch Dương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.