"Em nhận đủ rồi, hãy nhường tiền hỗ trợ cho người khác khó khăn hơn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khó khăn bởi dịch bệnh, người ta cảm nhận rõ hơn sự ấm áp của tình người và thấy rõ hơn trách nhiệm của việc thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo.

 

Chút nước cơm thay sữa của gia đình Viễn và anh từ chối nhận thêm hỗ trợ để nhường phần tiền cho người khó khăn hơn. Ảnh VL
Chút nước cơm thay sữa của gia đình Viễn và anh từ chối nhận thêm hỗ trợ để nhường phần tiền cho người khó khăn hơn. Ảnh VL


Báo Lao Động viết về câu chuyện của Viễn - một công nhân sửa chữa của Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội. Dịch bệnh khiến cả hai vợ chồng anh phải tạm nghỉ việc. Họ khó khăn tới mức “7 ngày nay, chưa được ăn một tiếng thịt, miếng cá, đồ tươi nào bởi tiền trong nhà đã cạn kiệt”.

Nhưng nỗi khổ của họ không chỉ có vậy, cậu con trai mới sinh mắc bệnh thiếu thận trái bẩm sinh. Còn mẹ cháu, do sức khoẻ yếu nên không có sữa. Họ phải cho đứa con mới 4 tháng tuổi ăn nước cơm thay sữa.

Bài báo đăng lên, một số người hảo tâm giúp đỡ. Có người cho ít trứng, có người cho hộp sữa và có người cũng đang nuôi con nhỏ xin cung cấp sữa cho cháu đến lúc 18 tháng tuổi…

Và điều ngạc nhiên nhất là, khi có người muốn lấy số tài khoản để đưa thêm ít tiền thì Viễn nói: “Em đã nhận một số tiền của các nhà hảo tâm, qua giai đoạn khó khăn nhất rồi, mong anh chị dùng tiền ấy hỗ trợ những người khó khăn như gia đình em”.

Đó thực sự là những lời chân thành một người lao động nghĩa khí, biết sẻ chia và không lợi dụng lòng tốt của người khác.

Còn rất, rất nhiều những gia đình khó khăn như gia đình Viễn. Câu chuyện không chỉ ấm áp tình người mà nói về trách nhiệm của xã hội trong việc giúp đỡ và những chính sách hỗ trợ người nghèo bị tác động bởi dịch COVID-19.

Nguy cơ trục lợi chính sách trong hỗ trợ là có.

Bởi thế khi bàn về việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội hôm 14.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Mục đích sử dụng và hiệu quả của nó thế nào? “Vừa rồi sử dụng nguồn lực rất nhiều nhưng đối tượng nào được hưởng? Cách thức sử dụng và mục tiêu sử dụng thế nào?”.

Trọng điểm kiểm toán của năm 2022, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá việc thực thi chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, xem quy định có hợp lý không, tổ chức thực hiện thế nào, có đúng mục đích không?.

“Quá trình thực hiện có trục lợi chính sách hay không thì phải chỉ rõ ra”- Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Không thể để tình trạng chính sách sai đối tượng, tiền hỗ trợ “đi lạc”, giá xét nghiệm “cắt cổ”, hay lợi dụng dịch bệnh để “kiếm chác”.

Bởi những người như Viễn còn có thể nghĩ và hy sinh phần lợi cá nhân thì trong quá trình thực hiện chính sách, điều bắt buộc phải làm là sử dụng phải tiết kiệm, minh bạch, rõ ràng, đúng mục tiêu, đúng đối tượng để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/em-nhan-du-roi-hay-nhuong-tien-ho-tro-cho-nguoi-khac-kho-khan-hon-953906.ldo
 

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.