Đường đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong cuộc đời, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ. Tôi cũng vậy. Những ngày này, tôi lại nhớ về những năm tháng cùng bạn bè tung tăng trên đường đến trường, đến lớp.

Cũng vẫn là con đường nhỏ thân quen ấy, nhưng dường như không lặp lại bao giờ mà thay đổi theo ngày, theo mùa, theo cảm xúc của chúng tôi. Tuổi học trò đi trong hương đồng, hương lúa, cặp sách cũng căng phồng gió đồng, gió ruộng, gió sông. Ôi mái trường làng, mái trường xưa, cửa sổ mở ra cánh đồng bát ngát, phóng tầm mắt ra xa vượt lên lũy tre làng. Sân trường và bóng cây bàng, cây phượng với hoa mười giờ nở đúng như nhịp đồng hồ, với tiếng trống trường rộn rã. Đường đến trường ghi nhận những bước chân sáo đầu tiên líu lo ríu rít bạn bè bên nhau cùng chia nhau từng củ khoai nướng, quả bắp luộc xuýt xoa cái lạnh giá, nụ cười như có khói. Rồi cả những hộp diêm có chú dế nhỏ hay những con gụ, con xoay tít mù, xoay như chong chóng của tuổi thơ. Đường đến trường ghi dấu ấn tuổi học trò lớn lên đường nối dài hơn, từ đi bộ đến chở nhau bằng xe đạp, bánh xe quay rộn ràng, tíu tít rồi những dòng lưu bút mực tím bịn rịn chia tay lưu luyến, bồi hồi.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Những năm chiến tranh, đường đến trường đi dưới những giao thông hào chạy ngoằn ngoèo qua bao ngõ xóm. Lớp trẻ chúng tôi đầu đội mũ rơm được đan, được bện óng chuốt những sợi rơm vàng mùa gặt còn thơm vị lúa, mùi rơm cọ ram ráp má mình, sợi rơm quấn vào sợi tóc hoe vàng khét nắng. Cứ thế rồng rắn nối nhau đến lán học được đắp lũy đất xung quanh cỏ mọc như tấm áo giáp xanh được ken bằng những thân tre. Tôi lại nhớ đến những địa đạo mà tiếng trẻ học bài âm âm trong lòng đất, ngọn đèn hạt đổ nảy mầm trong lòng đất. Bài giảng của thầy, của cô trong lòng đất chắp cánh cho học trò tưởng tượng một mặt đất phập phồng tràn ánh nắng hương hoa líu lo chim hót, lại có những quả bom bi nổ chậm hình quả dứa dễ đánh lừa lẫn vào cây cỏ.

Có thể nói, đường đến trường đến với tri thức khoa học rộng lớn bắt đầu từ những điều nhỏ bé, gần gụi mà cụ thể, sinh động biết bao. Nếu không có vòng tay thiên nhiên, hơi thở thiên nhiên, sự biến đổi kỳ diệu thiên nhiên thì làm sao đánh thức dậy trong ta, nuôi dưỡng tâm hồn ta từ vẻ đẹp ngân nga tiếng Việt. Đường đến trường tựa như nhịp võng nối hai đầu mái trường và mái nhà, gia đình và thầy cô, bạn bè. Đó cũng như nhịp cầu đầu tiên đưa ta vào đời, cái cập kênh cho và nhận, tung và hứng đã dần định vị thăng bằng đối trọng kể cả trong đối nhân xử thế, học cốt cách làm người.

Những ngày tháng 11, tôi lại nhớ con đường đến trường của những lớp học vùng cao chập chùng giữa núi non, đèo dốc chênh vênh, sương mù bao phủ. Nhớ sao hình ảnh những thầy-cô giáo cắm bản đã gieo cả tuổi xuân sắc của mình vào màu xanh lá rừng để ươm từng con chữ như ươm từng hạt bắp vào các hốc đá sườn đồi; nhóm từng con chữ như nhóm từng ngọn lửa, nhóm từng niềm tin, niềm vui. Cái chữ mang theo biết bao nhọc nhằn nhưng đầy ắp yêu thương cùng tấm lòng hết lòng vì học sinh thân yêu của lớp lớp thế hệ nhà giáo. Có cả những thầy giáo “quân hàm xanh” góp công sức gieo chữ trồng người để bảo vệ bình yên Tổ quốc... Chợt trong tôi bỗng ngân vang giai điệu rộn ràng, tươi tắn của bài hát “Đi học” (thơ Hoàng Minh Chính, nhạc Bùi Đình Thảo): “Hương rừng thơm đồi vắng/Nước suối trong thầm thì/Cọ xòe ô che nắng/Râm mát đường em đi”. Và, đường đến trường chính là con đường thơm hương nắng vượt qua bao gian khó để con chữ nảy mầm nâng bước tương lai.

 

 NGUYỄN NGỌC PHÚ

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null