Đường cao tốc cũng kẹt xe

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều người bức xúc khi gần đây thường xuyên gặp phải tình trạng ùn xe nghiêm trọng tại các ngõ ra, vào tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (HLD).

Đi 2 km hết 1 giờ

Tình trạng ùn xe thường xảy ra vào những ngày cuối tuần và khi lưu lượng xe trên tuyến đường này tăng cao. Ở hướng từ Bà Rịa-Vũng Tàu về TP.HCM, khi vừa qua trạm thu phí trên quốc lộ (QL) 51 được một đoạn đã bắt đầu xảy ra tình trạng kẹt xe, tắc đường nghiêm trọng.

 

Dòng xe nối đuôi trên lối ra cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chiều 29.7.2017.
Dòng xe nối đuôi trên lối ra cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chiều 29.7.2017.

Trước đây, đoạn đường này gần như chưa bao giờ xảy ra kẹt xe. Đến trạm thu phí đặt ngay dưới đường dẫn vào đường cao tốc, các xe phải xếp hàng chờ lấy thẻ mới được qua trạm, trong khi lượng xe đổ về TP.HCM quá lớn nên dẫn đến ùn tắc. Qua khỏi trạm thu phí Long Phước (Q.9, TP.HCM), lại xảy ra ùn tắc trên đoạn đường dẫn dài 4 km từ đường cao tốc đến nút giao thông An Phú.

Anh Hậu, một người thường xuyên di chuyển từ TP.HCM đi Bà Rịa, cho hay từ khi đưa vào vận hành hệ thống thu phí khép kín trên cao tốc HLD (vào tháng 5.2017), tình trạng kẹt xe trên QL51 diễn ra thường xuyên. Trước đây, khi vào cao tốc đoạn từ TP.HCM đến QL51, xe được thu ngay 40.000 đồng ở trạm đầu tuyến TP.HCM. Nếu di chuyển tiếp về Dầu Giây (Đồng Nai) sẽ phải đóng thêm 60.000 đồng ở trạm cuối tuyến.

Từ QL51 về TP.HCM, trước đây khi xe rẽ vào đường cao tốc là chạy một mạch về đến trạm thu phí ở Q.9 mới dừng lại để trả phí. Từ khi đưa vào vận hành hệ thống thu phí khép kín, tài xế phải thêm 1 lần dừng lại lấy thẻ ở đường dẫn vào cao tốc nên mới xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến QL51. "Vào những ngày đông, xe tôi phải mất cả tiếng mới có thể đi được 2 km vào đường cao tốc. Đi cao tốc đóng phí cao, còn khổ hơn cả đi đường bình thường", anh Hậu than thở.

Do đèn tín hiệu giao thông ?

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Công ty CP dịch vụ đường cao tốc VN (VEC E), cho rằng tình trạng kẹt xe trên QL51 không phải do hệ thống thu phí khép kín mà là do vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba Nhơn Trạch chưa hợp lý, đặc biệt tại nút giao giữa QL51 với tỉnh lộ 25B. Một lý do nữa là do xung đột giao thông giữa các phương tiện từ Vũng Tàu rẽ trái vào cao tốc và từ Biên Hòa đi Vũng Tàu dẫn đến xe di chuyển chậm.

Cụ thể do lưu lượng xe đông, thêm đèn tín hiệu trên QL51 cách nút giao của đường cao tốc chỉ khoảng 1,7 km về hướng Vũng Tàu nên xe sau khi ra khỏi đường cao tốc thì bị ùn ở QL51 trên hướng đi Vũng Tàu và ùn ngược đến trước nhánh ra của đường cao tốc, dẫn đến các xe từ cao tốc đi ra không có chỗ để thoát.

 

Chiều 29-7, trao đổi với PV, ông Nguyễn Bôn-Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, cho biết vừa qua đã đi thực tế ghi nhận tình hình ùn tắc, kẹt xe ở nút giao giữa QL51 và đường cao tốc. Qua đó nhận thấy nguyên nhân là do tuyến đường dẫn từ QL51 từ hướng Bà Rịa-Vũng Tàu lên vào cao tốc quá hẹp, chỉ cần chiếc xe container đi vào là choán hết đường, các xe khác phải nằm chờ và nối đuôi nhau; một nguyên nhân nữa là do trạm phát vé thu phí của đường cao tốc đặt quá gần nút giao cắt. Để giải quyết, trước hết cần dời trạm phát thẻ thu phí cách xa ra, và mở rộng tuyến đường dẫn từ QL51 lên cao tốc hướng từ Bà Rịa-Vũng Tàu về Đồng Nai. Ông Bôn cho biết thêm đã kiến nghị Bộ GTVT và đơn vị quản lý đường cao tốc nhanh chóng có giải pháp khắc phục.

Ở hướng ngược lại thì các xe khi rẽ trái từ Vũng Tàu để lên cao tốc về TP.HCM cũng bị xung đột với các xe hướng từ Biên Hòa đổ xuống ngay tại nút giao nên cũng gây ùn tắc, dẫn đến xe không tiếp cận được với trạm thu phí. "Hiện chúng tôi đã mở một làn đường rẽ phải từ QL51 hướng Vũng Tàu lên đường cao tốc, sau đó vòng lên cao tốc rồi hướng về phía TP.HCM. Khi đông xe sẽ có người điều tiết xe hướng Dầu Giây dừng lại để ưu tiên xe hướng từ Vũng Tàu về Sài Gòn”, bà Phương cho hay.

Đối với tình trạng ùn xe tại nút giao thông An Phú từ đường cao tốc đi vào Mai Chí Thọ, bà Phương cho biết điểm này do Ban Quản lý hầm sông Sài Gòn quản lý. Nếu không có kẹt xe thì họ mới điều khiển đèn xanh cho xe từ đường cao tốc chạy vào đường Mai Chí Thọ; còn nếu đông xe, họ vẫn ưu tiên cho xe trên đường Mai Chí Thọ. “Chúng tôi đã kiến nghị về lâu dài thì TP phải làm nút giao khác mức như hầm hay cầu vượt thì mới mong hết được kẹt xe ở nút An Phú”, bà Phương nói.

 

Đình Sơn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

(GLO)- Nhiều người dân hàng ngày đi qua cầu treo nối thôn 4 (xã Biển Hồ) và tổ 9 phường Yên Thế (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cảm thấy bất an vì nhiều ốc vít lỏng lẻo, thậm chí có vài điểm nối thành cầu mất luôn cả ốc vít khiến cầu rung lắc rất mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 531/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai (tại 238 Lê Duẩn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.