Đừng trở thành 'con nợ' khi du học ở Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chưa thực hiện ước mơ hoài bão tại Nhật Bản, nhiều bạn trẻ VN đã trở thành 'con nợ' khi phải vay mượn số tiền lớn, bị ép buộc, bị lừa gạt khi vừa đặt chân đến nước này du học hoặc thực tập sinh kỹ năng.
 
Các bạn trẻ cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo đi học, đi làm tại Nhật Bản. ẢNH: THU HẬU
Ngày 22.1, lần đầu tiên Đại sứ quán Nhật Bản phối hợp Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hội thảo cung cấp thông tin chính xác về du học và thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản cho bạn trẻ VN.
Giấc mơ, hoài bão của các bạn trẻ là nguồn kiếm lời
Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN Umeda Kunio, trong 3 - 4 năm trở lại đây, VN trở thành nước quan trọng nhất hỗ trợ Nhật Bản giải quyết các vấn đề về thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Hiện có hơn 300.000 người VN đang lưu trú tại Nhật Bản và hỗ trợ nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, theo ngài đại sứ, điều rất đáng tiếc, trong 3 - 4 năm trở lại đây, nếu phân theo các quốc gia và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản thì VN đang đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài (trong đó hơn 90% tội phạm trộm cắp). 
Ông Umeda Kunio chia sẻ: “Các bạn trẻ VN đến Nhật với nhiều giấc mơ hoài bão, không ai đến Nhật với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên, có những người xem giấc mơ, hoài bão củ̉a các bạn trẻ là nguồn kiếm lời và đẩy các bạn vào con đường phạm tội. Đó là các công ty môi giới, phái cử “thiếu đạo đức”, họ luôn có ý định lừa gạt những người trẻ bằng các lời mời ngọt ngào. Họ luôn yêu cầu trả phí môi giới với nhiều lý do. Kết quả là, các bạn trẻ mang một “gánh nặng nợ” từ người thân, các công ty tài chính trước khi đến Nhật”.
Ông Phạm Chí Cường, Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Bộ GD-ĐT, cũng cho hay số lượng lưu học sinh VN tại Nhật Bản không ngừng gia tăng, hiện có 72.000 người. Cùng với sự gia tăng số lượng là tăng tỷ lệ phạm pháp. Theo ông Cường, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó một phần do các bạn trẻ và các bậc phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ thông tin hoặc nhận được tư vấn thiếu chính xác. “Họ sẵn sàng trả phí cao hoặc qua môi giới. Vì vậy, không ít người phải gánh khoản nợ không nhỏ. Đó là lý do khi sang Nhật, các bạn đã phải kiếm tiền bằng mọi giá để trả nợ, kể cả bằng con đường phạm pháp”, ông Cường nói.
Không chỉ bị các công ty trong nước lừa gạt, ngay cả những công ty tiếp nhận tại Nhật Bản cũng vi phạm pháp luật. Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ LĐ-TB-XH, cho hay có tình trạng nghiệp đoàn Nhật Bản bắt tay với công ty phái cử cắt giảm các chế độ của thực tập sinh dẫn đến chi phí của họ cao hơn. Điều này cũng được Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio xác nhận.
Cân bằng việc học với việc làm
Từng có 7 năm du học tại Nhật, anh Nguyễn Quang Tùng, cựu du học sinh, chia sẻ kinh nghiệm: “Các bạn trẻ phải học tiếng Nhật thực sự, ít nhất là đạt được trình độ N4. Khi thông thạo tiếng Nhật, các bạn sẽ tránh được vất vả khi học tập và làm việc tại Nhật. Việc làm thêm sẽ giúp người trẻ rèn luyện ý chí, nghị lực cho bản thân. Vì vậy, chọn các công ty tư vấn, môi giới uy tín giúp bạn tìm kiếm công việc làm thêm. Tuy nhiên, các bạn nên cân bằng việc học với việc làm. Học tập mới là mục đích chính để có tương lai tốt đẹp”.
Theo ông Momoi, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật, có nhiều bạn trẻ đã phải bỏ hơn 200 triệu đồng để sang Nhật bằng visa du lịch (90 ngày) với lời hứa tìm được việc làm thêm. “Để làm việc tại Nhật phải có thị thực lao động dài hạn và không thể chuyển đổi từ thị thực du lịch sang. Các bạn trẻ cần biết để tránh bị lừa đảo. Du học là để học, không phải kiếm tiền. Muốn kiếm tiền, bạn trẻ nên lựa chọn chương trình thực tập sinh. Tránh đi du học bằng mọi giá, nếu không, tiền vay và tiền từ việc làm thêm sẽ không đủ trang trải học phí”, ông Momoi nói.
Các lĩnh vực được ưu tiên tiếp nhận

Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại VN, từ ngày 1.4.2019, cơ chế kỹ năng đặc định đã được đưa vào như một tư cách lưu trú mới nhằm giải quyết vấn đề thiếu lao động. Theo đó, Nhật Bản sẽ tiếp nhận những người đã có kỹ năng với thời gian làm việc tối đa 5 năm trong 14 vực như: nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế tạo, hộ lý, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ lưu trú, vệ sinh tòa nhà, sửa chữa ô tô… Đối tượng tiếp nhận là những người đã hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng, hoặc những người thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi đánh giá kỹ năng tương đương 3 năm.

Không đi du học vì mục đích kiếm tiền
Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio cho biết, tại Nhật công tác quản lý các công ty thiếu đạo đức đang được tăng cường.Ông Umeda Kunio bày tỏ: “Mong muốn của chúng tôi là các bạn trẻ không bị các công ty và môi giới lừa đảo, phạm tội và bị bắt. Chính phủ Nhật Bản đang hợp tác với Chính phủ VN nghiêm túc thực hiện nhằm loại bỏ những công ty môi giới, công ty phái cử thiếu đạo đức”. Ngài đại sứ cũng đưa lời khuyên với bạn trẻ VN có ý định sang học tập và làm việc tại Nhật, đó là: không sử dụng môi giới thiếu đạo đức; không trả phí môi giới cao (nếu trả tiền hoặc phí phải nhận được hóa đơn); không đi du học vì mục đích kiếm tiền.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết, phí phái cử với thực tập sinh trong trường hợp hợp đồng 3 năm từ 3.600 USD trở xuống. Đối với hợp đồng 1 năm là 1.200 USD trở xuống. Thông tư cũng quy định chi phí đào tạo trước khi xuất cảnh là 5,9 triệu đồng. Bên cạnh đó, luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm quy định việc thu tiền ký quỹ và phạt vi phạm hợp đồng. Người lao động cần nhận phiếu thu đầy đủ các khoản phí.

Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành một số quy định ràng buộc với các công ty phái cử, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Thu Hằng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, cuộc sống gia đình ông Siu Nhin (bìa phải, làng Doch 2, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) ngày càng cải thiện. Ảnh: Đ.Y

Nâng cao ý thức giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số: Hướng đi bền vững

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao ý thức giảm nghèo.

Một bạn trẻ ở TP. Pleiku đang sử dụng thuốc lá điện tử. Ảnh: Đồng Lai

Cấm thuốc lá điện tử: Quyết sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Quyết sách này nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ dư luận bởi những tác động tích cực trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

'No cái bụng' nhờ cánh đồng thanh niên

Cây lúa từ "cánh đồng thanh niên" không chỉ mang lại sự no đủ cho hàng trăm người dân Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam, mà còn giúp bao nhiêu người vươn lên thoát nghèo. Trong hành trình đặt nền móng cho cây lúa nước nơi vùng đất gian khó này, sức trẻ đã in dấu đậm nét.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương thuyết trình về tranh vẽ chủ đề 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: M.N

“Tiếp lửa” truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(GLO)- Để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ về truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.