Dừng điều chỉnh trung tâm hành chính Chư Sê để xin ý kiến lãnh đạo tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chưa thông qua Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy nhưng UBND huyện Chư Sê nhiều lần tự điều chỉnh quy hoạch trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê (Gia Lai). Vì vậy, UBND huyện Chư Sê đã bị Thường trực Huyện ủy yêu cầu tạm dừng thực hiện các thủ tục hành chính tại khu quy hoạch để chờ xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh. Cá nhân có đất trong khu quy hoạch cũng bị yêu cầu tạm dừng xây dựng.
Ưu ái cho cá nhân? 
Một số người dân (đề nghị giấu tên) gửi đơn cầu cứu Huyện ủy Chư Sê với nội dung: “Nhân dân chúng tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương của huyện về việc giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai dự án mở rộng khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê. Mặc dù giá đền bù thấp, không tương xứng với giá thị trường, không được bố trí đất tái định cư nhưng người dân chúng tôi vẫn bị thu hồi hết đất. Thế nhưng, ông Chính (Bùi Chính-thôn Tân Lập, thị trấn Chư Sê) lại được huyện “ưu ái” cấp cho rất nhiều đất trong khu quy hoạch này và lấy luôn đất của mương thủy lợi. Ông Chính có công gì, thuộc đối tượng nào mà lại được huyện ưu ái? Chúng tôi và ông Chính đều là dân, ông Chính được để lại đất trong khu quy hoạch thì tại sao chúng tôi không được để lại đất và được chuyển đổi, ghi nợ số tiền sử dụng đất như ông này?”.
 Sau khi quy hoạch, khu đất 7.120,4 m2 của ông Bùi Chính nằm ngay vị trí đắc địa, chủ đất đã tiến hành xây dựng tường rào kiên cố xung quanh. Ảnh: M.N
Sau khi quy hoạch, khu đất 7.120,4 m2 của ông Bùi Chính nằm ngay vị trí đắc địa, chủ đất đã tiến hành xây dựng tường rào kiên cố xung quanh. Ảnh: M.N
Theo tìm hiểu của P.V, diện tích đất của ông Chính như người dân phản ánh nằm lọt thỏm trong khu quy hoạch trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê, được bao bọc bởi 4 mặt tiền. Các tuyến đường xung quanh lô đất này đã được dự án triển khai thực hiện, trải nhựa phẳng lì. Chủ đất cũng đang tiến hành xây tường bao kiên cố xung quanh lô đất. Mặt trước của lô đất đã hoàn thiện cổng xây kiên cố; bên trong khu vực này có rất nhiều cây cảnh. Đây là phần đất có diện tích 7.120,4 m2 được quy hoạch đất ở cho ông Chính sau khi cấp thẩm quyền thu hồi 8.691,6 m2 để thực hiện quy hoạch. Người dân bức xúc cũng là điều dễ hiểu bởi sau khi quy hoạch, khu đất 7.120,4 m2 bỗng chốc nằm ngay vị trí đắc địa. Không những vậy, ông Chính còn được UBND huyện điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh hồ sơ thu hồi đất, diện tích, vị trí sử dụng đất để chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Đặc biệt, ông Chính còn được cho ghi nợ một phần số tiền sử dụng đất hơn 1,5 tỷ đồng.
Ưu ái hơn nữa là phần diện tích 562,7 m2 hiện trạng là kênh mương thủy lợi nằm giữa lô đất của gia đình ông Chính cũng được huyện giao luôn cho gia đình ông. Trước đó, tại biên bản làm việc ngày 4-1-2019 do ông Nguyễn Hồng Linh-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê chủ trì đã thống nhất đưa đường quy hoạch số N19 nằm giữa lô đất của gia đình ông Chính ra bên ngoài để cho liền thửa; thu hồi 640 m2 đất của gia đình ông Chính và giao lại diện tích đất mương hiện trạng đi qua giữa lô đất của ông này (dự kiến là 512,7 m2; phần đất chênh lệch sau khi thu hồi là 127,3 m2). Đồng thời, thống nhất điều chỉnh để lại gia đình ông 1 lô đất (lô số 135) với diện tích 188 m2 giáp đường hiện trạng.
Theo lý giải của UBND huyện Chư Sê, thửa đất của hộ ông Chính do qua nhiều lần đối thoại bồi thường, GPMB nhưng gia đình không thống nhất nên UBND huyện giải quyết trên cơ sở Báo cáo số 38/BC-TCT ngày 26-10-2018 của Tổ công tác làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB của huyện. Cụ thể, diện tích đất của ông Chính được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 2007 có diện tích 15.812 m2 là đất trồng cây lâu năm. Trong quá trình thực hiện dự án, ông Chính chỉ chấp nhận để thu hồi 8.691,6 m2, còn lại 7.120,4 m2 ông không đồng ý nên chưa bồi thường, GPMB. Do đó, huyện chỉ quy hoạch trên phần đất đã được thu hồi, phần còn lại chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, Chi cục Thuế làm việc với gia đình ông này để điều chỉnh hồ sơ thu hồi đất, diện tích, vị trí xin chuyển mục đích sử dụng đất và xác định nghĩa vụ tài chính phải nộp cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
7 lần điều chỉnh quy hoạch
Tại Báo cáo số 40/BC-UBND ngày 6-2-2020 về tình hình thực hiện đồ án quy hoạch gửi Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện Chư Sê khẳng định: Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chư Sê đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt và định hướng huyện hình thành khu trung tâm hành chính mới tại thôn Tân Lập (thị trấn Chư Sê). Sau khi Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long lập và trình UBND huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê nhưng không thực hiện dự án, UBND huyện vẫn tiếp tục triển khai theo nội dung quy hoạch đã được duyệt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh cục bộ đề án nhiều lần cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân và khả năng thực hiện của UBND huyện.
Cụ thể, điều chỉnh lần đầu tại Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 19-4-2018, chủ yếu điều chỉnh phân lô lại diện tích 1,49 ha đã phê duyệt theo Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 9-11-2017 tại khu vực dân cư thôn Tân Lập. Đến ngày 20-12-2019, UBND huyện ban hành Quyết định số 910/QĐ-UBND điều chỉnh cục bộ quy hoạch với các nội dung như: điều chỉnh bổ sung 2 tuyến đường ven suối rộng 11,5 m và quy hoạch phân 35 lô dọc đường ven suối để khai thác cảnh quan khu vực lòng hồ; điều chỉnh phân lô lại khu vực dân cư phía sau trung tâm hành chính, đồng thời chỉ quy hoạch một phần đất đã thu hồi và giữ nguyên hiện trạng cho hộ ông Bùi Chính.
Bên cạnh đó, UBND huyện còn điều chỉnh quy hoạch bằng nhiều quyết định khác như: Quyết định số 10/QĐ-UBND điều chỉnh lô 135 thành đất ở hiện trạng để giao lại cho hộ ông Bùi Chính; Quyết định số 451/QĐ-UBND điều chỉnh lô 135 thành đất ở hiện trạng và điều chỉnh bố trí 15 lô (từ lô 213 đến lô 227) của khu G thành đất ở để phục vụ giao đất tái định cư, bồi thường bằng đất; Quyết định số 650/QĐ-UBND điều chỉnh tim của 2 tuyến đường ven suối, xóa bỏ quy hoạch phân lô dọc tuyến đường ven suối; Quyết định số 882/QĐ-UBND điều chỉnh sai lệch diện tích tại lô 79 và 96 của khu B do thống kê sai diện tích; Quyết định số 1021/QĐ-UBND về xóa bỏ các quy hoạch phân lô và quy hoạch biệt thự chưa thực hiện, điều chỉnh giảm các tuyến đường giao thông nội bộ tại các khu vực chưa thực hiện quy hoạch. Ngoài ra, UBND huyện còn nhiều lần điều chỉnh quy hoạch khu dân cư thôn Tân Lập. Dù vậy, UBND huyện cho rằng quá trình điều chỉnh quy hoạch dự án nói trên thực hiện đúng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị 2019 và qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán Nhà nước khu vực XII đều cho rằng việc bồi thường, GPMB của dự án này thực hiện đúng quy định, cơ bản phù hợp với quy định tại Luật Xây dựng năm 2014.
Tuy nhiên, ngày 18-2-2020, trên cơ sở báo cáo của UBND huyện, Thường trực Huyện ủy nhận thấy việc điều chỉnh quy hoạch này ảnh hưởng lớn đến quy hoạch tổng thể khu trung tâm hành chính và UBND huyện chưa thông qua Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy. Trao đổi với P.V, ông Lê Đình Huấn-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Sê-cho biết: Trước mắt, Thường trực Huyện ủy giao UBND huyện tạm dừng thực hiện các thủ tục hành chính đối với tất cả các hạng mục công trình; không giải quyết cấp giấy phép xây dựng trên thửa đất của ông Bùi Chính tại khu quy hoạch để chờ Thường trực Huyện ủy báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.