Dự án gần 20 tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Khoảng 5 ngàn phụ nữ nghèo, dễ bị tổn thương do bị bạo lực, khuyết tật, lao động nhập cư, DTTS, bị mất hoặc giảm thu nhập do Covid-19, sống ở khu vực bị thiên tai ở 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Điện Biên, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, An Giang, Thái Bình và Lào Cai được hỗ trợ các gói vật dụng phòng ngừa dịch Covid-19, được trang bị và truyền thông kỹ năng sống để phòng ngừa rủi ro, bất lợi và cách thức tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ sẵn có. Đây là mục tiêu của dự án vừa được cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Nhật bản-khởi động.

 

Phụ nữ là đối tượng dễ bị bạo hành. Ảnh nguồn Internet

Ngoài Việt Nam, dự án của UN Women và Chính phủ Nhật Bản còn thực hiện tại 3 nước: Campuchia, Thái Lan, Lào (tổng trị giá của dự án gần 20 tỷ đồng). Các can thiệp của dự án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ có trách nhiệm giới và cán bộ làm việc tại Văn phòng Thông tin di cư, Hội phụ nữ các cấp và các tổ chức xã hội tại các nước, các địa phương nói trên.

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động giảm 8% từ năm 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trưởng đại diện UN Women, bà Elisa Fernandez Saenz nhìn nhận, nhiều phụ nữ Việt Nam mất việc làm, giảm thu nhập, thiếu nhà ở, hạn chế tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và bảo trợ xã hội… Báo cáo của cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam cũng cho biết, hơn 1/3 phụ nữ chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong đại dịch.

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.