Dong riềng bên núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mùa thu, gió thổi lành lạnh trong từng sợi khói bay lên lãng đãng giữa núi rừng Chư Đang Ya. Gió từ núi thổi ràn rạt, mây trên trời chảy về cuồn cuộn. Cả ngọn núi cứ trăng trắng một màu, mấy chốc lại loang ra, tản quanh khắp núi, rồi theo gió bồng bềnh, đung đưa chảy tràn. Mùa này, khắp nẻo những bông hoa đỏ thoắt ẩn, thoắt hiện trong hơi sương quánh đặc, trong mây ngàn soi bóng. Mỗi khi ngước mắt, thấy nụ hoa dưới núi đã bung biếc sợi đỏ, người làng bảo nhau, cũng độ thu rồi đấy!

Tôi thường luyến nhớ những ngày tháng 9. Cả những buổi trời giăng giăng sương hay khi quang nắng, tôi ngồi dưới chân núi cạnh đám hoa dong riềng rực rỡ dưới trời đầy kiêu hãnh. Chúng cứ lặng lẽ nở, lặng lẽ tận hiến cùng núi đồi lấp lánh trong tôi. Và lần nào cũng thế, tôi đều thất bại ngay cả trong ý nghĩ, rằng chỉ cần đi ngang qua chúng, ngó xem những vạt hoa, bây giờ chúng đã bung búng nụ, đã rực đỏ đến chót ngồng rồi dâng hiến những chồi nụ cuối cùng chưa; đám hoa ấy có đợi tôi không, chúng đã đi đến những đâu trong hành trình của mùa hoa dưới núi. Bước chân cứ thế mà miên man, đằm sâu trong ý nghĩ.

  Thiếu nữ bên hoa dong riềng. Ảnh: Doãn Vinh
Thiếu nữ bên hoa dong riềng. Ảnh: Doãn Vinh


Ừ, thì ghé dừng chân một lát rồi về. Nhưng rồi, tôi bị thuyết phục và thu hút khi màu hoa đỏ thắp lửa từ xa rỡ ràng, mời gọi bất kỳ ánh nhìn của ai. Trong mông mênh của núi đồi xanh lá, trước la đà lãng đãng trôi bay, ước ao mình như đóa hoa kia được bao bọc, nuôi dưỡng, được mẹ núi chở che, để sống đời thầm lặng. Thì xét đến cùng nỗi ước ao của con người cũng mong sao, có thể mà vui sống đời bình dị, mạnh mẽ tự thân, để che chắn chính mình, để có thể ôm trọn nắng mưa cuộc đời.

“Dong riềng không biết đợi!”-Hai người bạn nhỏ Sir và Ngri vẫn thường nói trong hờn dỗi như vậy khi năm lần bảy lượt tôi trễ hẹn không kịp về với núi, với hoa. Tôi không ngờ, nỗi đợi mong của con trẻ lại dài và thương đến thế!

Dưới núi, những nụ hoa mê say và đỏ như ráng pha trong mê mải cuối chiều. Những ruộng rẫy nơi hoa neo mình, nơi hoa thả dáng trong từng sợi nắng mong manh; nơi người cũng như hoa, sống đời mộc mạc, giản dị, lặng lẽ và khiêm nhường. Ai đó bảo, hoa chỉ một màu đỏ thâm trầm và lại không thơm nữa. Cũng nhiều lần thắc mắc, vì sao hoa trên núi thường có màu sắc rất đậm và sặc sỡ? Đem việc này kể với Sir và Ngri trong hành trình lên núi. Chúng nhanh nhảu đáp lời, người làng chúng cháu nhìn màu hoa để nhận ra nhau đó. Một lý giải ngộ nghĩnh và đáng yêu đến lạ.

Sir và Ngri thoăn thoắt leo lên miệng núi để hướng dẫn khách du lịch ngắm hoa, để bất cứ ai đến với núi sẽ mãi vấn vương nỗi nhớ sắc hoa dong riềng. Bởi, khi đã leo lên đến miệng núi dẫu thời điểm nào, đi giữa triền hoa đỏ, lòng lại trào dâng niềm xốn xang đến lạ. Rồi nghe loài hoa đỏ ấy thì thầm kể chuyện. Chuyện đời hoa không biết tự bao giờ đã bén đất, tốt tươi trên mảnh đất này. Hay mỗi khi cơn gió ùa qua, những chiếc lá xanh trên cây thầm thĩ cùng trời đất, những vạt hoa vẫn bời bời và thao thiết nở. Nhìn Sir và Ngri, tôi chợt nghĩ, mai này lớn lên, dẫu các em có đi về miền quê khác thì chắc chắn sẽ mang theo trong mình một dáng núi, dáng hoa đong đầy bao niềm thương nhớ. Như tôi hôm nay...

 

 NGUYỄN THỊ DIỄM

 

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…