Đồng hoa thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bạn muốn chạy trốn khỏi khói bụi phố thị, phòng làm việc ngột ngạt với những căng thẳng chồng chất nhưng lại không muốn đi quá xa? Bạn muốn trở lại ngày đầu tuần với phiên bản tốt hơn hay tìm về tháng ngày tuổi trẻ cùng nguồn năng lượng dồi dào, tích cực? Hãy cho phép bản thân mình vài phút nghỉ ngơi, tạm xa phố thị về với thiên nhiên.
Không khó một chút nào. Mách nhỏ nhé! Cánh đồng hoa xuyến chi nằm bên cạnh quốc lộ 14, sát bên kho xăng dầu Bắc Tây Nguyên, cách Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG khoảng 1 km về hướng Chư Sê. Đi giữa mênh mang nắng gió, bắt gặp một cánh đồng hoa trắng muốt chợt thấy lòng bồi hồi như cố nhân lâu ngày hạnh ngộ. Đắm mình trong thế giới bao la của đồng hoa, lại thấy mình hồn nhiên như cây cỏ. Để rồi, trái tim cứ thế xuyến xao, thương nhớ khi những sóng sánh mùa, vông vốc gió miết mải thổi vào thảm xuyến chi đang rưng rức, thiết tha.
Xuyến chi, loài hoa đồng nội mộc mạc, đơn sơ, mọc thành từng đám rậm rạp. Hoa không lớn, chỉ bằng đầu ngón tay, gồm nhiều cánh mỏng, trắng muốt và giữa có nhụy vàng óng, năm cánh hoa mỏng manh bung sắc trắng giữa đất trời Phố núi. Hoa không mọc đơn lẻ mà kết thành từng bụi san sát, đều tăm tắp nương tựa vào nhau mỗi khi cơn gió ngang qua. Từng vạt hoa xuyến chi cứ thế trải dài sắc trắng như tấm thảm hoa bất tận trong tiết trời tháng 7.
Cánh đồng hoa xuyến chi. Ảnh: N.T.D
Cánh đồng hoa xuyến chi. Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Thời tiết Phố núi lúc này tuy “ẩm ương” và khó đoán định, nhưng hầu như ngày nào cũng có vài giờ nắng đẹp nên sẽ dễ dàng có bộ hình rực rỡ cùng đồng hoa thương nhớ. Nếu không may trời đổ mưa thì ý tưởng chụp cùng những chiếc dù trong suốt cũng là một lựa chọn không tồi chút nào. Quan trọng là khi chụp “tùy cơ ứng biến” thì mới có được ảnh đẹp. Cũng có bạn sẽ phân vân, đắn đo, thắc mắc không biết cánh đồng hoa xuyến chi nở rộ vào thời điểm nào để khi ghé qua không bị thất vọng?
Thực tế thì nơi đây, do được đất trời ưu ái nên khí hậu hài hòa, mát mẻ, đất giàu dinh dưỡng giúp nở hoa quanh năm. Do vậy, ta có thể check-in bất kỳ thời gian nào trong ngày nếu muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp bạt ngàn của đồng hoa và có những bức hình sống ảo “vi diệu”. Mách nhỏ là nên đi ngắm hoa vào buổi sáng sớm là đẹp nhất, lúc đó hoa vươn mình tinh khôi, trên các cánh hoa đọng sương sớm, mơn mởn. Nắng vừa lên nhẹ, không quá chói chang sẽ giúp góc ảnh sáng đẹp, không lóa. Tản bộ thong dong hít thở không khí tinh khiết sẽ thấy tâm trạng khỏe khắn hẳn ra. 
Với lấy một bông hoa xuyến chi đưa lên đầu mũi mà thưởng thức hương thơm dịu dàng, ngai ngái nhưng thẳm sâu của năm cánh trắng mỏng manh trước gió, lòng người suy ngẫm, nhắc nhớ đến triết lý sinh tồn trong cõi nhân gian. Mấy ai được sống trong vương giả như hoa lan “bậc quân tử trong các loài hoa”; mấy ai mùi thơm ngào ngạt “hương phảng phất bảy mươi dặm” như hương hoa quế; được bao nhiêu loài nồng nàn, rực rỡ như hoa hồng, cao sang, tỏa sắc về đêm như hoa quỳnh “người đẹp dưới trăng”? Song dù có là loài hoa nào chăng nữa thì cũng phải biết tự bám rễ sâu vào lòng đất rồi hít thở khí trời mà vươn lên kết nụ đơm hoa. Người cũng như hoa, hãy cứ xinh tươi, an yên tận hiến cho đời.
Theo một vài hộ dân xung quanh đây, không chỉ tấp nập khách địa phương mà cánh đồng còn chào đón rất nhiều khách tham quan. Có khách tận Đà Nẵng nghe tiếng đã lên kế hoạch chỉ để mãn nhãn cùng vẻ mảnh mai, tinh khiết của hoa, hay có đôi trẻ tỉnh xa cất công tìm đến lưu dấu bằng bộ ảnh cưới tuyệt đẹp.
Đôi chân phố thị một ngày tình cờ ngang qua cánh đồng hoa hãy chạm thật nhẹ, thật khẽ khàng những lững lờ tình tự. Để hồn nhiên sống đời hoa cỏ, nghe lòng mình rung ngân cảm xúc mơn man, ước ao gom góp nhặt những bình yên dưới chân mình.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.