'Đổi mới, làm mới thơ' của Dương Kỳ Anh - người cần mẫn săn thơ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi được nhà thơ Dương Kỳ Anh tặng cuốn Đổi mới, làm mới thơ (NXB Hội Nhà văn) tôi khá ngỡ ngàng khi đây là cuốn sách thể loại phê bình. Không những thế, đây là cuốn sách thứ ba thuộc loại sách phê bình, biên soạn mà tác giả Dương Kỳ Anh đã xuất bản.

Bìa sách ‘Đổi mới, làm mới thơ’ của Dương Kỳ Anh (NXB Hội Nhà văn). ẢNH: K.B.H
Bìa sách ‘Đổi mới, làm mới thơ’ của Dương Kỳ Anh (NXB Hội Nhà văn). ẢNH: K.B.H

Hẳn rằng, sau thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, Dương Kỳ Anh muốn dành tâm huyết của mình, cũng là cách thử sức mình trong lĩnh vực phê bình văn học khó khăn mà ít người muốn tham gia.

Theo nhan đề của cuốn sách, tôi có ý tìm hiểu xem tác giả Dương Kỳ Anh sẽ bày biện, phân tích phương thức đổi mới thơ, làm mới thơ trong làng thơ Việt ra sao. Thì ông đã bộc bạch ngay ở lời tựa cuốn sách, rằng: “Tôi viết với tư cách là một người yêu thơ, một nhà thơ, hoàn toàn không phải là một nhà phê bình hay nghiên cứu gì cả, viết theo suy nghĩ của chính mình”. Nhưng ông cũng thẳng thắn kết luận: “Làm mới thơ, vốn là chuyện từ lâu. Phong trào thơ mới quả là một cuộc đổi mới thực sự trong thơ Việt Nam hiện đại, đổi mới từ tư duy, đến phong cách, từ tư tưởng, đến ngôn từ… Còn từ đó đến nay, theo tôi chỉ nên gọi là làm mới thơ chăng?”.
Trong cuốn Đổi mới, làm mới thơ, tác giả Dương Kỳ Anh thể hiện hành trình cần mẫn săn thơ hay, thơ mới, tìm cái đổi mới trong những bài thơ, câu thơ của hàng trăm tác giả xuất bản mỗi ngày trong sách, trên báo chí, trong các sự kiện sinh hoạt câu lạc bộ thơ và cả trên mạng xã hội. Dường như ông không muốn bỏ qua một nền tảng nào mà thơ thể hiện, không muốn bỏ qua một câu thơ hay, thơ mới nào dù tác giả của nó chưa được người đời biết đến và công nhận. Ông trân trọng từng tập thơ được tác giả gửi gắm cho ông, từng câu thơ ông bất chợt bắt gặp và gắng gỏi tìm ra cái hay của thơ, phân tích cái mới của tác giả trong làm thơ. Trong thời buổi con người sống quá gấp gáp và thơ thường bị vùi lấp nhanh trong hỗn độn thông tin, văn bản, thì tâm huyết mà tác giả Dương Kỳ Anh dành cho thơ mới, cách làm mới thơ thật đáng trân trọng.
Ông hào hứng khi tìm thấy được cái nhìn thực sự mới trong thơ, cái lạ trong thơ của nhà thơ trẻ, cứ như khai được một vỉa quặng: “Một ngón ma thuật/ Một ngón im lặng/ Một ngón kiếp trước/ Một ngón đốm lửa/ Một ngón, tàn tro… Phải mất đi bao nhiêu ngón/ Phải thêm bao nhiêu ngón/ Mới đủ một bàn tay… (Tập thơ Ma thuật ngón của Trần Tuấn)”. Và cái khác biệt cũng thật giá trị: “Không ai biết lúc nào thì một con cá đang khóc/Vì khi nó khóc, nước mắt của nó đã hòa cùng làn nước trong xanh hớn hở chảy kia rồi” (Bài thơ Ngày cười của tác giả Dương Anh Xuân). Và nhà thơ Dương Kỳ Anh vui mừng khi nhận ra thực sự đã có một lớp người trẻ làm thơ khác lớp của ông rồi.
Theo Dương Kỳ Anh, thì nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là người làm thơ mới ở thời điểm giao mùa giữa thế hệ các nhà thơ sau năm 1975 và trước đó. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có những đóng góp cho thơ ở thời điểm cần một cú hích cho sự phát triển mới qua tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Với Mai Văn Phấn, ông cho rằng, đó là một nhà thơ nỗ lực đổi mới, điển hình là hai câu thơ: “Ghé môi vào miệng thời gian/Cho hơi thở mọc muôn vàn cỏ non” - vì sự làm mới trong thơ, cuối cùng cũng quay trở về cái gốc của thơ như thế.
Ông cũng thể hiện cái nhìn thoáng trong nhận định về làm mới thơ. Trong đó, người sáng tạo có quyền thể nghiệm, có quyền thất bại. Thất bại để thành công. Vấn đề là làm mới từ trong tư tưởng, suy nghĩ, sáng tạo, chứ không chỉ làm mới về ngôn từ. Khi nhà thơ Bùi Sim Sim viết: “Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh” thì chính sự mới lạ nằm trong cảm xúc, trong hồn thơ, trong ngôn từ, ý tưởng. Hai câu thơ này của nhà thơ Phạm Khải cũng như vậy: “Tập như trái đất/ Lặng thầm mà quay/ Tập như ánh trăng/ Lặng im mà đầy…”.
Trong cuốn sách Đổi mới, làm mới thơ, Dương Kỳ Anh trong khi đưa ra những cách làm mới thơ của nhiều tác giả rất mới, những cái tên chưa được biết đến nhiều, thì ông cũng bày tỏ quan điểm của mình, rằng trong phê bình thơ, không nên phê phán, quy chụp quá khắc nghiệt, bởi có thể làm thui chột khát khao của các nhà thơ trong sáng tạo, đổi mới. Ông có cái nhìn khá bao dung với thể nghiệm mới trong thơ. Và có lẽ rằng, trong công cuộc săn thơ mới, cách làm mới thơ, tác giả Dương Kỳ Anh sẽ kết nối, hội ngộ được với kỳ nhân thơ chứ không chỉ dừng lại ở kết quả của những cuốn sách phê bình.
Theo Kiều Bích Hậu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.