Đổ lỗi và xin lỗi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong thông cáo phát đi sáng 25-10, Công ty CP Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) mới chính thức xin lỗi người dân dù cho sự cố đã xảy ra đến nửa tháng. Trong thông cáo, Viwasupco thừa nhận "chưa có kịch bản ứng phó phù hợp với tình huống khẩn cấp do con người cố tình gây ra", dẫn đến lúng túng trong xử lý ban đầu, gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt bình thường của người dân.
"Chúng tôi mong muốn thông qua các cơ quan thông tin báo chí gửi đến người dân, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố, lời xin lỗi và cầu mong được lượng thứ", văn bản của Viwasupco nêu, đồng thời "xin được cung cấp nước miễn phí trong kỳ xảy ra sự cố (tương đương 1 tháng tiền nước)".
Một lời xin lỗi quá muộn màng, không đúng lúc thành ra phản tác dụng, tạo hiệu ứng ngược với doanh nghiệp (DN) này. Đây cũng là một trường hợp điển hình về ứng xử của DN Việt Nam với khách hàng khi xảy ra sự cố, khủng hoảng truyền thông. Căn bệnh chung của nhiều DN là né tránh với cách ứng xử kém cỏi là đổ lỗi thay vì thẳng thắn nhận trách nhiệm. Trong các cuộc họp báo của TP Hà Nội (ngày 15-10) và của tỉnh Hòa Bình (ngày 17-10), đại diện Viwasupco đều từ chối đưa ra lời xin lỗi với các lý do "chờ kết luận của cơ quan điều tra", thậm chí còn ngoa ngôn rằng: "Chúng tôi là nạn nhân lớn nhất"...
Sự né tránh, bất chấp dư luận đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu DN, nhất là niềm tin của cộng đồng với DN. Người dân và khách hàng không nhìn thấy chút thiện chí và thành tâm nào từ DN, họ không tỏ bày được, không thể hiện được cho xứng tầm là DN lớn, được nhận làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, thiết thân với đời sống của người dân thủ đô.
Đưa ra lời xin lỗi muộn, hẳn Viwasupco nghĩ rằng sự việc đã đến lúc ngã ngũ và họ đền bù bằng 1 tháng miễn phí tiền nước là ổn, là khép lại mọi chuyện được sao? Không đâu, câu chuyện còn dài, không thể đổ lỗi hay né tránh đi đâu được về trách nhiệm. TS Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nhận định rằng thông báo của Viwasupco thể hiện sự thiếu trách nhiệm và ông bày tỏ sự lo lắng cho nguồn nước sạch tương lai.
Còn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng lời xin lỗi là vô nghĩa, cần đưa vụ việc ra tòa để định rõ mức độ thiệt hại của người dân, xử lý đến nơi đến chốn để răn đe. Ông cũng nhận định vụ việc cho thấy lỗ hổng lớn về an ninh nước sạch. Giả sử chất đổ ra nguồn nước là chất cực độc của một âm mưu nào đó thì hậu quả nguy hại đến mức nào?
Đền bù bằng 1 tháng miễn phí tiền nước, Viwasupco càng trêu ngươi dư luận. Bởi thiệt hại của dân vừa qua biết đền bù bao nhiêu cho thỏa đáng, cũng như uy tín của DN đã sụt giảm, bao giờ mới lấy lại được.
Không riêng Viwasupco, thời gian qua, ứng xử của nhiều DN Việt còn kém, lạc lõng và lạc điệu; thiếu quan tâm, gắn kết cộng đồng; thấy lợi trước mắt, bất chấp hại lâu dài. Câu chuyện tăng phí ở nhiều khu du lịch hay thu phí BOT ở nhiều dự án cho thấy việc tạo dựng, gìn giữ quan hệ giữa DN với cư dân, với khách hàng vẫn còn rất khó, còn khoảng cách do thiếu thiện chí và thiếu tầm nhìn. Đó cũng là yếu tố ngăn cản sự phát triển DN theo hướng bền vững. 
KHOA ĐĂNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.