Đồ cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lướt trên Facebook, thấy các nhóm thiện nguyện kêu gọi ủng hộ quần áo, đồ dùng cho bà con vùng khó, tôi dọn tủ quần áo, chọn lựa thật kỹ, đem giặt ủi, gấp gọn gàng rồi đóng vào thùng.
Lại nhớ lời mẹ tôi vẫn thường nói “Cũ người mới ta”. Đối với nhiều người, quần áo cũ đã dùng không đáng gì nhưng với những người khó khăn, đó là món quà. Hàng năm, tôi đều dọn quần áo và đồ dùng cá nhân vài ba lượt rồi đem gửi ủng hộ. Ngồi gấp từng bộ quần áo, tôi đều gửi gắm những niềm tâm sự của riêng mình.
Chuyện nhà nghèo thiếu ăn, thiếu mặc hẳn không xa lạ gì với phần đông trẻ con. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Theo “chỉ tiêu”, cứ 2 năm, anh em tôi được may 1 bộ quần áo mới, đó là áo trắng quần xanh, vừa để mặc Tết vừa để đi học. Quần áo và sách vở ngày ấy đa phần do mẹ tôi xin của con dì về hoặc mua lại từ những người bán đồ cũ.
Tôi vẫn nhớ như in cảm giác háo hức mỗi lần mẹ đem đồ về. Chúng tôi mong ngóng bóng dáng mẹ trên chiếc xe đạp Phượng Hoàng từ phía xa, rồi đợi mẹ về đến đầu ngõ. Chúng tôi reo hò ướm thử, những bộ quần áo vừa vặn thì mặc đi khoe cả xóm, bộ nào rộng thì cất cho năm sau, còn mấy bộ chật thì đem cho mấy đứa quanh xóm.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Nhớ lần ấy, mẹ xin được một thùng đồ thật lớn về. Lần đầu tiên, tôi thấy những chiếc áo khoác đẹp như thế. Tôi ướm thử vào người, hạnh phúc nhưng lại có dự cảm lo âu. Tôi gặng hỏi mẹ: “Có phải đồ cũ không mẹ, sao con thấy đẹp quá trời”. “Đồ cũ đó con ạ! Người ta chỉ mặc qua đôi lần rồi cho”. Vừa mặc lên chiếc áo xanh da trời, bàn tay nhỏ của tôi vuốt lên tấm áo mềm mịn như tơ. Tôi lâng lâng sung sướng vì được mặc chiếc áo đẹp.
Tiếng xe máy dừng lại ngoài sân, cắt ngang cuộc trò chuyện của mẹ con tôi. Tôi thấy tim mình thắt lại. Dượng tôi bước vội vã vào nhà, nụ cười gượng gạo; miệng vừa nói tay vừa quơ mấy bộ quần áo trên. Dượng nói với mẹ bằng giọng ngắt quãng: “Chị ơi, đây là thùng đồ ngoài quê vừa gửi vào cho mấy cháu, chắc vợ em đưa nhầm, chị thông cảm!”.
Tôi vội cởi chiếc áo khoác ra, nắng ngoài trời nhàn nhạt và hơi ấm của tôi cũng chưa đủ để sưởi chiếc áo khoác mùa đông. Tôi như đứa trẻ vừa bóc ra viên kẹo mà bị rơi mất trong vô thức. Có thứ gì đó đè nặng lên lồng ngực khiến tôi thấy nghèn nghẹn.
Lúc ấy, tôi tưởng mình đã òa lên mà khóc nức nở nhưng tôi chạy đến ôm mẹ và thủ thỉ: “Áo khoác của con còn mới mẹ à, mùa đông này chắc cũng không lạnh lắm đâu”. Bất chợt, một cơn gió lùa vào ô cửa, tôi nhận ra giọt nước mắt của mẹ khẽ quẹt ngang vội vã như vạt nắng ấm áp chớm lên.
Ngoài sân, trời đầy nắng vàng hanh hao. Tôi thấy ấm lòng với mấy chiếc áo khoác mùa đông vừa gói tặng, mong rằng món quà mang tên đồ cũ ấy có thể giúp ai đó ấm áp hơn khi mùa đông đang về.
TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…