Đó còn là kỹ năng sinh tồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cách đây vài tuần, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một ô tô biển số 84Axxx có ghi dòng chữ: "Đã có bằng sau 9 lần đi thi". Rất hài hước nhưng cũng đọng lại nhiều điều đáng suy ngẫm.

Chưa biết chủ nhân của phương tiện trên phải vất vả thế nào sau 9 lần thi nhưng phải thừa nhận đây là một tinh thần kiên định, ý thức về kỹ năng bản thân rất tốt và không kém phần tự hào. Nhưng qua đây cũng hình dung được chương trình sát hạch giấy phép lái xe hiện nay khá kỹ, trở thành thách thức với nhiều người.

Trong khoảng thời gian này, nhiều người và thậm chí là cả cơ sở dạy lái ô tô cũng than phiền chương trình sát hạch quá khó. Đặc biệt là phần thi mô phỏng được đưa vào chương trình thi từ tháng 6-2022. Trong ngày đầu tiên thi chương trình này tại TP HCM, qua khảo sát tại các cơ sở sát hạch thì tỉ lệ rớt là… 44%. Một con số làm nản lòng các "sĩ tử sau tay lái".

Tuy sau đó cơ quan chức năng có sửa đổi một ít tình huống nhưng tỉ lệ rớt vẫn giảm không bao nhiêu. Ngặt nghèo hơn, môn này thi đầu tiên, nếu không đạt thì không được thi các phần còn lại.

Trước ý kiến trái chiều hiện nay, cần phải đánh giá lại phần thi này nhưng không phải ở góc độ dễ - khó mà phải ở góc độ nó có hợp lý không, trắc nghiệm được trình độ của người học lái ô tô hay không và cần thiết với mức độ nào đối với thực tiễn lưu thông trên đường. Đây là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thi, cấp bằng và cần những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đánh giá.

Bản chất học và sát hạch giấy phép lấy xe chính là trang bị kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông của mỗi người. Có khó đi nữa thì lợi ích mang lại trước tiên cũng là cho người cầm lái và sau đó là sự an toàn của người khác. Quá dễ, quá đơn giản thì nguy hiểm cho bản thân khi ra đường càng cao.

Nhiều người còn cho rằng ra đường cầm lái thì từ từ sẽ giỏi. Điều này đúng nhưng ai sẽ là người trả giá cho quá trình từ yếu tới giỏi của tài xế (?!). Vậy cách tốt nhất vẫn là trang bị thật tốt trong quá trình học và sát hạch. Thật ra chương trình sát hạch giấy phép lái xe ở Việt Nam còn đơn giản hơn những nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản và có khoảng cách khá xa với các nước châu Âu.

Nhưng những bất cập của việc sát hạch giấy phép lái xe không dừng lại ở chương trình như phản ánh. Nguy hiểm hơn chính là tình trạng các cơ sở đào tạo cắt xén bớt các chương trình, nhất là phần học lái xe trên đường trường.

Tại TP HCM và Đồng Nai, vào giữa năm 2023 đã khởi tố 2 vụ án liên quan đến việc cắt xén chương trình đào tạo lái xe để trục lợi.

Hiểu luật giao thông và thành thạo điều khiển phương tiện là kỹ năng cần có của số đông người khi tham gia vào xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, có thể nói kỹ năng này thuộc diện kỹ năng sinh tồn. Nếu ai còn nghi ngờ thì hãy suy nghĩ về số liệu thực tế: Mỗi năm cả nước có gần 6.500 người chết và khoảng 8.000 người bị thương vì tai nạn giao thông. Con số này tương đương với số dân bình quân của một xã, phường.

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.