Định mức chi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật: "Hành lang" cần thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nhận định của các ngành, địa phương, đơn vị cũng như văn nghệ sĩ liên quan đến Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND về quy định mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết được HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII thông qua ngày 15-4 tại kỳ họp thứ 5 (chuyên đề).

Khung quy định chi tiết, thống nhất

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Lâu nay, ngành căn cứ ngân sách được cấp từng năm mà quy định mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nên thiếu sự thống nhất, mỗi năm một khác. “Đây là lần đầu tiên tỉnh ban hành quy định về mức chi trong lĩnh vực này với những mức khung cụ thể, phân cấp rõ ràng, tạo tiền đề cần thiết để tổ chức tốt hơn, bài bản hơn các sự kiện văn hóa, văn nghệ trên địa bàn”-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhận định.

Tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất năm 2022, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã vận dụng các quy định của Nghị quyết số 18 để trao giải. Ảnh: Phương Duyên
Tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất năm 2022, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã vận dụng các quy định của Nghị quyết số 18 để trao giải. Ảnh: Phương Duyên


Theo đó, đối tượng áp dụng Nghị quyết số 18 gồm: tập thể, cá nhân đạt giải tại các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cấp tỉnh, huyện, xã tổ chức; thành phần nhân sự tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cụ thể, tại các cuộc thi, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, giải toàn đoàn được đưa vào mức khung 3-6 triệu đồng/tập thể, tăng dần 1 triệu đồng mỗi giải. Ở giải cá nhân, các nhóm thể loại: đơn ca, bình sách, giới thiệu sách, kể chuyện có mức chi khen thưởng dao động trong khoảng từ 400 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tiết mục; song ca, tam ca, múa, nhạc cụ (700 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng), tốp ca (1-1,7 triệu đồng), kịch (900 ngàn đồng đến 2 triệu đồng).

Đối với các triển lãm cấp tỉnh, Nghị quyết quy định mức chi 1,5-3 triệu đồng dành cho các tác phẩm mỹ thuật đạt giải; 600 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng dành cho tác phẩm nhiếp ảnh. Mức chi tiền thưởng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cấp huyện tổ chức bằng 70% mức chi tiền thưởng cấp tỉnh. Ở cấp xã, định mức này là 50%. Cũng theo Nghị quyết, số lượng giải thưởng (A, B, C, khuyến khích) các hoạt động văn hóa, nghệ thuật không vượt quá 35% số lượng tác phẩm, tiết mục tham dự. Trong đó, số giải A không vượt quá 35% tổng số các giải còn lại.

Ngoài ra, Nghị quyết số 18 còn quy định mức bồi dưỡng cho các thành phần nhân sự tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Theo đó, ở cấp tỉnh, mức bồi dưỡng cho ban tổ chức, thư ký, người dẫn chương trình, các tiểu ban, bộ phận kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, màn hình led, hậu đài phục vụ sân khấu dao động 100-300 ngàn đồng/người/buổi. Riêng hội đồng nghệ thuật (hoặc hội đồng giám khảo), mức chi cao hơn (400-600 ngàn đồng). Đối với các hoạt động do cấp huyện, xã tổ chức, mức chi lần lượt là 70% và 50% so với cấp tỉnh. Trường hợp 1 người được phân công tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì chỉ được hưởng mức bồi dưỡng cao nhất.

Tác động tích cực đến sáng tạo nghệ thuật

Nói về Nghị quyết số 18, đại diện các ngành, địa phương, đơn vị cũng như văn nghệ sĩ đều tán đồng và cho rằng việc ban hành quy định mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho hay: Quy định này đã được Sở nhanh nhạy vận dụng tại lễ bế mạc, trao giải cho các tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ nhất-2022 mới đây.

 Một tiết mục văn nghệ tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Chư Sê lần thứ II. Ảnh: Hà Tây
Một tiết mục văn nghệ tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện Chư Sê lần thứ II. Ảnh: Hà Tây


Là đơn vị chủ trì các hoạt động phát triển văn hóa đọc, mỗi năm, Thư viện tỉnh đều tổ chức khoảng 2-3 cuộc thi cấp tỉnh như: Đại sứ văn hóa đọc; Kể chuyện theo sách; Tuyên truyền, giới thiệu sách trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-bày tỏ sự đồng tình: “Mức quy định trong Nghị quyết số 18 cao hơn hẳn mức chi trước nay dành cho các hoạt động bình sách, giới thiệu sách, kể chuyện. Điều này góp phần động viên, lan tỏa hơn nữa văn hóa đọc trên địa bàn”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Trọng Hiếu-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kông Chro-thông tin: Mỗi năm, đơn vị tổ chức khoảng 4-5 liên hoan, cuộc thi văn hóa, nghệ thuật. Trước đó, do mức chi phụ thuộc vào ngân sách huyện cấp trong dự toán kinh phí hàng năm, giá trị giải thưởng không thống nhất và chưa đủ sức kích thích sáng tạo. Có diễn viên, nghệ nhân thắc mắc vì sao cũng là giải A nhưng năm nay lại khác năm trước. “Những quy định rõ ràng, chi tiết đối với từng khung giải thưởng là cơ sở để chúng tôi chủ động bố trí kinh phí tổ chức. Để áp dụng mức chi này, Trung tâm sẽ làm việc thêm với lãnh đạo huyện và Phòng Tài chính-Kế hoạch”-ông Hiếu cho biết.   

Bản thân các văn nghệ sĩ đều ủng hộ quy định cụ thể về mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Từng tham gia nhiều triển lãm cấp tỉnh, họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai-nói: “Trước đây chưa có quy định rõ ràng về mức thưởng thì nay Nghị quyết số 18 đã tạo sự thống nhất, tác động tích cực đến tâm lý sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ”.

Trong khi đó, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nêu đôi chút băn khoăn, đó là quy định tặng thưởng cho những tiết mục “tự biên, tự diễn” tại các cuộc hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng. “Họ có thể là tác giả của các bài hát, điệu múa, vở kịch, các tiểu phẩm âm nhạc cho nhạc cụ hòa tấu, độc tấu... Nghệ thuật quần chúng là nghệ thuật của Nhân dân, thuộc về Nhân dân. Do đó, các cuộc thi, hội thi, hội diễn nên có cơ cấu giải thưởng cho các tiết mục “tự biên, tự diễn” chất lượng tốt. Có như vậy mới khuyến khích được phong trào nghệ thuật quần chúng phát triển”-nhạc sĩ Lê Xuân Hoan đề xuất.

 

PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.