Định hình "dòng sông" giữa lòng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú mang theo kỳ vọng hình thành một “dòng sông” giữa lòng Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), đóng vai trò như “lá phổi” điều hòa không khí, tạo mỹ quan đô thị và góp phần phát triển du lịch.
Kè chống sạt lở suối Hội Phú bắt đầu từ đường Sư Vạn Hạnh nối dài (đoạn chùa Minh Thành) đến Khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng (đường Nguyễn Lương Bằng), dài 1,76 km. Trên công trình này được thiết kế xây dựng 5 đập tràn tương ứng với 5 hồ nước tạo bậc: đập ĐT1 kết hợp cầu dân sinh DS1 cao trình 730,5 m (nằm quãng giữa đường Sư Vạn Hạnh nối dài và đường Nguyễn Tri Phương); đập ĐT2 kết hợp cầu cơ giới 1 cao trình 730 m (nằm trên đường Nguyễn Tri Phương); đập ĐT3 kết hợp cầu cơ giới 2 cao trình 729,5 m (nằm sát đường Hùng Vương); đập ĐT4 kết hợp cầu dân sinh DS2 cao trình 729 m (nằm quãng giữa đường Hùng Vương và đường Nguyễn Lương Bằng) và đập tràn cuối tuyến ĐT5 cao trình 728,5 m (nằm sát đường Nguyễn Lương Bằng).
Hệ thống kè 2 bên bờ suối có chiều dài tổng cộng 3,6 km, đỉnh kè kết hợp làm đường giao thông có chiều dài 3,6 km, bề rộng mặt đường 10,5 m, vỉa hè 2x2,5 m. Cùng với đó, hệ thống thoát nước mưa và nước thải đầu tư hoàn chỉnh bằng cống bê tông cốt thép tròn D75, D100 và hệ thống chiếu sáng chạy dọc đường ven suối.
Công nhân thi công Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Triều
Công nhân thi công Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Triều
Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú có tổng mức đầu tư 277,057 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương 200 tỷ đồng, ngân sách thành phố 77,06 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2014 đến 2019. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, vì nhiều lý do khác nhau nên việc giải phóng mặt bằng còn chậm, đến hết tháng 2-2020 mới giao được mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
Ngoài ra, về kỹ thuật, khu vực thi công địa chất phức tạp, các hạng mục cầu dân sinh 1, 2, cầu cơ giới 1, 2, 3 khi thi công ép cọc gặp tầng đá nên đã cho khoan địa chất kiểm chứng, xử lý kỹ thuật nên trong quá trình thi công phải lập thủ tục điều chỉnh, dẫn đến chậm tiến độ.
Khi công trình này hoàn thành, các đập chắn nước bắt đầu chặn dòng thì suốt chiều dài suối Hội Phú sẽ trở thành các hồ chứa nước liên hoàn theo bậc thang. Vào mùa mưa, các đập chắn nước này sẽ tự chảy để trở thành một dòng sông nhân tạo trong lòng Phố núi Pleiku. Vào mùa khô, dù lượng nước ít hơn nhưng dòng chảy vẫn được duy trì để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của Phần Lan để xử lý lượng nước thải từ khu vực dân cư dọc suối Hội Phú. Khi đó, lượng nước thải đổ về suối sẽ được qua xử lý, góp phần làm cho lưu lượng nước của dòng suối được tăng thêm, không gây ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó, tỉnh cũng đang xin chủ trương Chính phủ để thi công suối Hội Phú giai đoạn 1 từ đường Nguyễn Trung Trực đến đường Lê Thánh Tôn. Sau khi hoàn thành, bàu nước Chi Lăng (bàu 1) sẽ là túi tích nước khi mùa mưa, xả nước trong mùa khô để suối Hội Phú luôn có dòng chảy, trở thành một dòng sông nhân tạo sạch đẹp giữa lòng thành phố”.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.