Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê vào buổi chiều?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù tách cà phê vào xế chiều giúp bạn tỉnh táo ngay lúc đó, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Sau đây, chuyên gia dinh dưỡng May Zhu, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Nutrition Happens (Mỹ), giải thích lý do tại sao tách cà phê chống uể oải lúc xế chiều lại không tốt cho giấc ngủ của bạn.

1. Làm bạn bồn chồn. Uống cà phê vào lúc xế chiều có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Chuyên gia Zhu nói: Cảm giác bồn chồn, lo lắng hoặc tim đập nhanh đều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn uống quá nhiều cà phê. Và việc làm tỉnh ngủ vào giờ này lại có thể phá giấc ngủ đêm.

Mặc dù tách cà phê xế sẽ giúp bạn tỉnh táo ngay lúc đó, nhưng có thể bạn phải trả giá sau đó. Ảnh: Shutterstock

Mặc dù tách cà phê xế sẽ giúp bạn tỉnh táo ngay lúc đó, nhưng có thể bạn phải trả giá sau đó. Ảnh: Shutterstock

2. Phá vỡ nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Chuyên gia Zhu nói: Vì caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương giúp tỉnh ngủ nên uống cách giờ ngủ chỉ vài tiếng có thể làm gián đoạn thời lượng giấc ngủ sâu mà cơ thể cần.

Cô Zhu nói thêm: Nó cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn, điều này có thể làm thay đổi nhịp điệu ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Sleep Medicine Reviews cho thấy caffeine không chỉ kéo dài thời gian chìm vào giấc ngủ mà còn làm giảm thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Về cơ bản, tiêu thụ caffeine cũng gây mất ngủ và rối loạn giấc ngủ nhiều hơn.

Vấn đề là nếu cữ cà phê xế đã là thói quen, thì về lâu dài nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Theo trang tin của Trường Y Harvard, ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trầm cảm và bệnh tim.

3. Có thể gây tiểu đêm. Nếu bạn phải thức giấc để đi tiểu thì tách cà phê xế có thể là thủ phạm. Chuyên gia Zhu cho biết caffeine có tác dụng lợi tiểu nhẹ, có nghĩa là nó có thể gây tiểu tiện thường xuyên hơn. Điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ, từ đó gây ra nhiều tác hại về thể chất và tinh thần.

4. Đổ mồ hôi đêm. Chuyên gia Zhu cho biết, có nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm, nhưng uống quá nhiều caffeine vào xế chiều cũng có thể là thủ phạm. Nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi đêm, hãy đi khám để loại trừ bệnh tiềm ẩn.

Lượng caffeine còn lại có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn và có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Ảnh: Shutterstock

Lượng caffeine còn lại có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn và có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Ảnh: Shutterstock

Theo Viện Y học Giấc ngủ Mỹ, caffeine có thời gian bán hủy lên tới 5 giờ. Có nghĩa là mất 5 giờ để cơ thể loại bỏ một nửa lượng caffein.

Tuy nhiên, lượng caffeine còn lại có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn và có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ. Trường hợp điển hình như nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Journal of Clinical Sleep Medicine cho thấy uống caffeine 6 tiếng trước khi đi ngủ sẽ làm giảm giấc ngủ hơn 1 tiếng.

Chuyên gia Zhu nói: Thực tế, tùy vào cách cơ thể chuyển hóa caffeine, có thể mất tới 10 tiếng để loại bỏ hoàn toàn caffeine khỏi cơ thể. Vì vậy, để an toàn, bạn nên ngừng uống cà phê 10 tiếng trước giờ ngủ, theo Live Strong.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.