Điều chỉnh vốn 18 dự án đầu tư công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 432/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (nguồn vốn ngân sách địa phương).

Theo đó, đối với nguồn vốn cân đối theo tiêu chí, UBND tỉnh điều chỉnh giảm vốn 2 dự án, vốn dự phòng 10% kế hoạch đầu tư công trung hạn với số vốn là 102,984 tỷ đồng. Trong đó, Dự án xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc địa bàn tỉnh giảm 6,5 tỷ đồng (từ 70 tỷ đồng còn 63,5 tỷ đồng); Dự án đầu tư hệ thống thiết bị phim trường và thiết bị truyền hình giảm 17,89 tỷ đồng (từ 18 tỷ đồng còn 110 triệu đồng); vốn dự phòng 10% giảm 78,594 tỷ đồng (từ 172,057 tỷ đồng còn 93,463 tỷ đồng.

Điều chỉnh tăng 102,984 tỷ đồng cho 8 dự án và vốn đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Dự án xây dựng chốt chiến đấu dân quân thường trực các xã biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 tăng 7,5 tỷ đồng (từ 8,117 tỷ đồng lên 15,617 tỷ đồng; Dự án đường Lê Đại Hành (đoạn từ đường Vạn Kiếp đến ngã tư Biển Hồ, TP. Pleiku) tăng 20 tỷ đồng; Dự án đường giao thông kết nối thị trấn Chư Ty đến xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) tăng 13 tỷ đồng; Dự án đường Hai Bà Trưng (thị trấn Kbang) tăng 20,15 tỷ đồng; Dự án đường Phan Đình Phùng (huyện Chư Sê) tăng 6,9 tỷ đồng; Dự án đường liên xã phía Đông sông Ba (huyện Ia Pa) tăng 7 tỷ đồng; Dự án đường giao thông huyện Chư Păh tăng 10 tỷ đồng; Dự án trụ sở làm việc các ban quản lý rừng phòng hộ tăng 7,725 tỷ đồng; vốn đối ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023 tăng 10,709 tỷ đồng.

Đối với nguồn tiền sử dụng đất tỉnh đầu tư, điều chỉnh giảm 104,248 tỷ đồng cho 8 dự án và vốn đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Dự án xây dựng chốt chiến đấu dân quân thường trực các xã biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 giảm 7,5 tỷ đồng (từ 43,443 tỷ đồng còn 35,943 tỷ đồng); Dự án đường Lê Đại Hành (đoạn từ đường Vạn Kiếp đến ngã tư Biển Hồ, TP. Pleiku) giảm 20 tỷ đồng (từ 124 tỷ đồng còn 104 tỷ đồng); Dự án đường giao thông kết nối thị trấn Chư Ty đến xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) giảm 13 tỷ đồng (từ 59 tỷ đồng còn 46 tỷ đồng); Dự án đường Hai Bà Trưng (thị trấn Kbang) giảm 21,314 tỷ đồng (từ 55 tỷ đồng còn 33,686 tỷ đồng); Dự án đường Phan Đình Phùng (huyện Chư Sê) giảm 7 tỷ đồng (từ 30 tỷ đồng còn 23 tỷ đồng); Dự án đường liên xã phía Đông sông Ba (huyện Ia Pa) giảm 7 tỷ đồng (từ 30 tỷ đồng còn 23 tỷ đồng); Dự án đường giao thông huyện Chư Păh giảm 10 tỷ đồng (từ 90 tỷ đồng còn 80 tỷ đồng); Dự án trụ sở làm việc các ban quản lý rừng phòng hộ giảm 7,725 tỷ đồng (từ 12 tỷ đồng còn 4,725 tỷ đồng); vốn đối ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023 giảm 10,709 tỷ đồng (từ 114,02 tỷ đồng còn 103,311 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.