Điều chỉnh quy hoạch, nâng công suất sân bay Gia Bình lên 5 triệu hành khách/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quy hoạch sân bay toàn quốc vừa được điều chỉnh, đến năm 2030, công suất sân bay Gia Bình 5 triệu hành khách/năm; sân bay Nội Bài là 55 triệu.

Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Gia Bình

Theo đó, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7-6-2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 648). Cụ thể:

Điều chỉnh khoản 1 mục II Điều 1 của Quyết định 648, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô, cấp sân bay 4E; công suất thiết kế dự kiến khoảng 5 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 15 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050; diện tích đất dự kiến: khoảng 408,5 ha. Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 25.614 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 12.083 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Phụ lục I, Phụ lục II: công suất thiết kế dự kiến khoảng 55 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 85 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch: Khoảng 93.551 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 197.856 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh khoản 2 mục IV Điều 1 của Quyết định 648 với diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 24.240 ha.

Điều chỉnh mục V Điều 1 của Quyết định 648 với nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 443.000 tỉ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 142 ngày 12-2-2025 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc đầu tư xây dựng đường kết nối sân bay quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực của Cảng.

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chủ trương việc nghiên cứu mở rộng sân bay Gia Bình thành cảng sân bay quốc tế cấp 4E; đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài, đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo hoạt động các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đối ngoại quốc tế, việc đầu tư xây dựng thêm một cảng hàng không lưỡng dụng kết hợp vừa phục vụ an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội là cần thiết.

Trước đó, quyết định số 142 ngày 12-2-2024 của Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sân bay Gia Bình có quy mô sân bay cấp 4E. Công suất thiết kế dự kiến khoảng 1 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 3 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.

Diện tích đất dự kiến khoảng 363,5 ha.

Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch: khoảng 17.682 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030; khoảng 12.083 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Còn theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành ngày 7-6-2023, đến năm 2030, Cảng Hàng không Nội Bài có sản lượng 60 triệu khách/năm, giai đoạn 2050 là trên 100 triệu khách/năm.

Theo Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng "nóng" trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, "cơn sốt" này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.