Hình ảnh nâng mái thép nhà ga sân bay Long Thành nặng hơn 5.300 tấn lên đỉnh mái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kết cấu mái thép trung tâm nhà ga sân bay Long Thành hơn 5.300 tấn đã được nâng lên đỉnh mái thành công.

Ngày 4-4, Ban Quản lý dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (QLDA) cho biết, mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái thành công.

Hệ mái được chia thành nhiều module lớn để lắp ráp dưới mặt đất, sau đó nâng lên.
Hệ mái được chia thành nhiều module lớn để lắp ráp dưới mặt đất, sau đó nâng lên.

Để đảm bảo việc nâng mái thép chính xác và an toàn, Ban QLDA Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã yêu cầu đội ngũ kỹ sư của ATAD phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia hàng đầu đến từ Tập đoàn VSL Thụy Sĩ.

Tổng khối lượng phần mái thép lên đến hơn 5.300 tấn, được lắp ráp từ 256 điểm kết nối, đáp ứng tiêu chuẩn kiểm soát của châu Âu.

Phần mái có kết cấu vòm cong với diện tích gần 20.000m², trong đó có một cánh vươn dài tới 41m nhô ra ngoài. Toàn bộ hệ kết cấu khổng lồ này được nâng lên bằng 56 thiết bị kích thủy lực chuyên dụng, mỗi chiếc có thể chịu tải từ 40 đến 330 tấn, giúp đảm bảo quá trình lắp dựng an toàn và chính xác.

Theo Ban QLDA Cảng hàng không quốc tế Long Thành, việc nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm nhà ga hành khách là một dấu mốc quan trọng trong tiến độ xây dựng của dự án xây dựng sân bay Long Thành.

Nhà ga hành khách là "trái tim" của dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Hiện nhà ga đã hoàn thành kết cấu bê tông cốt thép phần ngầm và các tầng (4 tầng), đang lắp đặt kết cấu thép, mặt dựng vách kính, thiết bị nhà ga; cuối tháng 12-2025 nhà ga hành khách sẽ cơ bản hoàn thành phần xây dựng.

Mỗi module phải được lắp ghép chính xác, đảm bảo không xảy ra biến dạng khi chịu lực trong quá trình nâng.
Mỗi module phải được lắp ghép chính xác, đảm bảo không xảy ra biến dạng khi chịu lực trong quá trình nâng.
Mái có cấu trúc cong, lượn sóng, với nhiều lớp xếp chồng, mô phỏng cánh sen, đòi hỏi mô hình hóa 3D chi tiết và tính toán chính xác để đảm bảo tính đồng bộ với kiến trúc tổng thể.
Mái có cấu trúc cong, lượn sóng, với nhiều lớp xếp chồng, mô phỏng cánh sen, đòi hỏi mô hình hóa 3D chi tiết và tính toán chính xác để đảm bảo tính đồng bộ với kiến trúc tổng thể.
Theo Ban QLDA Cảng hàng không quốc tế Long Thành, việc nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm nhà ga hành khách là một dấu mốc quan trọng trong tiến độ xây dựng của dự án sân bay Long Thành
Theo Ban QLDA Cảng hàng không quốc tế Long Thành, việc nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm nhà ga hành khách là một dấu mốc quan trọng trong tiến độ xây dựng của dự án sân bay Long Thành

Theo Nguyễn Tuấn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.