Diễn tập phòng thủ dân sự: Hoàn thành tốt nội dung, tình huống đặt ra

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Với sự chuẩn bị chu đáo, buổi Diễn tập Phòng-chống, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Phòng thủ dân sự) huyện Đức Cơ năm 2024 do Ban Chỉ đạo Diễn tập “ĐC-24” tỉnh Gia Lai tổ chức ngày 20-9 đã hoàn thành tốt nội dung và các tình huống đặt ra.

Ban Chỉ đạo diễn tập và đại biểu theo dõi phần thực binh. Ảnh: Quang Tấn

Ban Chỉ đạo diễn tập và đại biểu theo dõi phần thực binh. Ảnh: Quang Tấn

Tham dự và chỉ đạo diễn tập có các đồng chí: Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập “ĐC-24” tỉnh; Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Diễn tập “ĐC-24” tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Thực binh cứu nạn người dân. Ảnh: Đức Thụy

Thực binh cứu nạn người dân. Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu khai mạc Diễn tập Phòng thủ dân sự huyện Đức Cơ năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp nêu rõ: Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là cơn bão lớn nhất đi vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Trước tình hình khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan thì việc triển khai làm tốt công tác chuẩn bị và chủ động trong phòng-chống thiên tai có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính quyết định nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập “ĐC-24” tỉnh Dương Mah Tiệp cũng nhấn mạnh: "Mục đích của diễn tập Phòng thủ dân sự huyện Đức Cơ năm 2024 nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các cấp, ngành, các lực lượng cùng người dân trong công tác ứng phó với mưa bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”".

Thực binh di chuyển người dân đến khu vực an toàn. Ảnh Quang Tấn

Thực binh di chuyển người dân đến khu vực an toàn. Ảnh Quang Tấn

Diễn tập Phòng thủ dân sự huyện Đức Cơ năm 2024 được chia thành 2 giai đoạn: vận hành cơ chế và thực binh. Trong đó, phần thực binh được chia thành 3 vấn đề huấn luyện, gồm: Hành động của các lực lượng phối hợp giúp đỡ Nhân dân chuẩn bị ứng phó với mưa bão; hành động của các lực lượng thực hành cứu nạn, cứu hộ người dân bị mất tích và hành động cấp cứu người bị nạn, khám bệnh, phát thuốc cho Nhân dân, tiếp ứng lương thực, nhu yếu phẩm và động viên Nhân dân bị ảnh hưởng do mưa bão.

Huy động lực lượng thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Huy động lực lượng thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tình huống giả định đưa ra là do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to, gió lớn, nước sông dâng lên gần mức báo động 3, một số khu dân cư bị ngập lụt, cô lập. Trước tình huống đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện Đức Cơ triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn. Ban Chỉ đạo phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Đức Cơ đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn khẩn trương triển khai phương án “4 tại chỗ” cứu hộ, cứu nạn sơ tán, bảo vệ tính mạng tài sản của người dân, tổ chức di dời, cấp cứu người bị thương.

Sơ cứu ban đầu cho người dân bị nạn. Ảnh: Quang Tấn

Sơ cứu ban đầu cho người dân bị nạn. Ảnh: Quang Tấn

Tại phần thực binh được triển khai tại hồ chứa nước C5, Công ty 72 có sự tham gia của gần 500 người, gồm các lực lượng vũ trang huyện, dân quân tự vệ, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) và người dân. Các tình huống thực binh được triển khai sát với thực tế, như giúp dân chằng chống nhà cửa, di dời người dân và tài sản; cứu người bị cô lập… Đặc biệt là các tình huống cứu người bị nước cuốn, tìm kiếm cứu nạn khi ca nô của lực lượng chức năng bị chìm, có người mất tích trên sông khi tham gia cứu hộ người dân thôn Ia Chía (xã Ia Nan).Các lực lượng chức năng đã tuân thủ đúng các phương án, thực hành theo điều lệnh của người chỉ huy, huy động tối đa phương tiện, trang bị có sẵn và sử dụng lực lượng thợ lặn chuyên nghiệp để tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn với phương châm “4 tại chỗ” ưu tiên cứu người trước, cứu tài sản sau.

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh thực hành cứu người mất tích trên sông. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh thực hành cứu người mất tích trên sông. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ông Trần Văn Hải (thôn Ia Chía, xã Ia Nan) cho biết: "Nhà tôi ở ven hồ, những năm trước mưa bão cũng ảnh hưởng. Năm nay, huyện tổ chức diễn tập tôi cũng rút cho mình được nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là biết cách xử trí khi có tình huống thiên tai, chằng chống nhà cửa, cách thoát nạn khi bị ngập lụt, sạt lở; phối hợp với lực lượng chức năng và người dân để cứu hộ, cứu nạn trên sông, hồ, suối…".

Lực lượng y tế cấp cứu người bị thương. Ảnh: Đức Thụy

Lực lượng y tế cấp cứu người bị thương. Ảnh: Đức Thụy

Nhờ chuẩn bị chu đáo trong công tác luyện tập và sự phối hợp đồng bộ giữa Ban Chỉ đạo Diễn tập “ĐC-24” tỉnh và huyện Đức Cơ nên cuộc diễn tập được đánh giá hoàn thành tốt các nội dung, vấn đề huấn luyện.Ông Siu Thin-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Nan chia sẻ: "Diễn tập khi địa bàn xã xảy ra lũ lụt, chúng tôi báo cho Đảng ủy xã, tiến hành huy động lực lượng dân quân xã phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng, Công ty 72… có mặt để ứng phó, giúp dân sơ tán. Qua hoạt động, tôi thấy rất thiết thực, thực tế so với thực tiễn của địa phương để vận dụng. Qua diễn tập này, tôi sẽ rút ra được bài học và triển khai lực lượng tốt hơn".

Lực lượng chức năng di chuyển người dân đến khu vực an toàn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Lực lượng chức năng di chuyển người dân đến khu vực an toàn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ông Vũ Mạnh Định-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: "Sau một thời gian chuẩn bị, cuộc diễn tập tìm kiếm, cứu nạn của huyện Đức Cơ năm 2024 đã thành công. Qua cuộc diễn tập này, chúng tôi rút ra được những bài học quý, rà soát, đánh giá lại các khả năng phòng-chống thiên tai của huyện cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng và việc sử dụng các năng lực, nguồn lực tại chỗ. Huyện tiếp tục rà soát, bổ sung kiện toàn lại các văn kiện về công tác phòng-chống thiên tai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong phòng-chống lụt, bão".

Lực lượng chức năng giúp người dân chằng chống nhà cửa. Ảnh: Đức Thụy

Lực lượng chức năng giúp người dân chằng chống nhà cửa. Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu chỉ đạo kết thúc diễn tập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đã đánh giá cao khung diễn tập vận hành cơ chế, thực binh cứu hộ, cứu nạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Qua diễn tập đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong việc ứng phó các sự cố thiên tai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các các cấp, ngành, lực lượng vũ trang rút kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác phòng-chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; đồng thời hoàn thiện các phương án, chuẩn bị tốt về nhân lực, vật tư, sẵn sàng ứng phó với các sự cố thiên tại xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.