Điện: Khi thiếu thì đau đầu, thừa thì mệt mỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong chính những ngày cả nước nóng như lò lửa thì hàng tỉ kWh đã phải cắt giảm vì...thừa điện. Nhưng chưa hề có dấu hiệu cho thấy điện sẽ giảm giá. Đúng là “thiếu đã rất đau đầu nhưng thừa điện còn mệt mỏi hơn”.

Ngoặc kép, là lời than của Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Dương Quang Thành. Trước thực trạng các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường xuyên phàn nàn dự án của họ phải chịu cảnh cắt giảm.

“Họ kêu rằng cứ vận hành như thế thì làm sao chúng tôi có đủ tiền để trả ngân hàng”.

Lại phải mở ngoặc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng rất quyết liệt “nếu để mất điện, một số đồng chí sẽ mất chức”. Đó là tháng 3.2019, khi EVN đưa ra “cảnh báo” cung ứng than không đủ, có thể dẫn đến thiếu điện và phải cắt điện luân phiên.

Chỉ hơn 1 năm, từ cái “đau đầu”, giờ sang cái “mệt mỏi”. 2 thái cực ngược nhau 180 độ. Ở giữa khoảng thời gian đó là sự phát triển như vũ bão của năng lượng tái tạo với “chiến công” của các nhà đầu tư tư nhân.

Nếu để ý, trong sự so sánh với việc huy động vốn trong các lĩnh vực giao thông, hạ tầng... thì việc huy động nhà đầu tư tư nhân, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào nguồn điện, khẳng định luôn - là một thành công rực rỡ.

Chỉ chưa đầy 2 năm, ngành Công Thương đã thực hiện tốt yêu cầu “không thể để nước đến chân mới nhảy, không để mất bò mới lo làm chuồng trong vấn đề năng lượng”.

Nhưng trong lúc thừa điện, người dân, doanh nghiệp đã cực đúng, cực logic, cực có lý khi đặt ra vấn đề giảm giá điện.

Suốt 10-15 năm qua, cứ đến hè, khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao là ra rả những yêu cầu tiết kiệm điện.

Suốt hàng thập niên qua, khung giá điện luôn thiết kế lằng nhằng các loại bậc thang để càng sử dụng nhiều càng đắt.

Điện năng, đầu vào quan trọng của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, chiếm phần không nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm.

Hiệp hội Thép Việt Nam từng tính toán: điện chiếm khoảng 7% trong cấu thành giá. Khi giá điện tăng 7,5% năm 2015, mức tiêu hao điện năng sẽ khiến chi phí sản xuất thép tăng thêm khoảng 80.000 - 100.000 đồng/tấn.

Giá thép, ngay lúc này đang ở đâu đó... trên trời.

TS Phạm Thế Anh vừa nhìn nhận: Giá thủy điện khá rẻ, mua vào chỉ khoảng vài trăm đồng 1kWh. Giá thành điện trung bình có thể giảm sâu. Nhưng giá điện đầu vào giảm mà giá đầu ra lại không giảm sẽ là không hợp lý.

Điện, không phải như du lịch để một bộ trưởng có thể “mời nhân dân đi du lịch”- như một biện pháp kích cầu. Nhưng một bộ trưởng có thể nghĩ tới việc giảm giá thành điện vì đó sẽ là đỡ rất nhiều “đau đầu và mệt mỏi” cho các DN, cho nền kinh tế, cho dân.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dien-khi-thieu-thi-dau-dau-thua-thi-met-moi-911507.ldo
 

Theo Đào Tuấn  (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...