Điểm tên một số địa phương còn hạn chế đăng tải công khai các đồ án quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù được coi là giải pháp ngăn chặn "sốt đất", nhưng việc đăng tải công khai các đồ án quy hoạch còn hạn chế. Về việc này, Bộ Xây dựng mới có văn bản đốc thúc địa phương thực hiện quyết liệt hơn.
Còn hạn chế đăng tải thông tin đồ án quy hoạch  
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên cổng thông tin điện tử.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2021, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị các địa phương đăng tải thông tin hồ sơ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (tên miền www.quyhoach.xaydung.gov.vn).

Giao diện chính của cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Ảnh: Chụp màn hình
Giao diện chính của cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Ảnh: Chụp màn hình
Nhưng theo Bộ Xây dựng, đến nay, cơ bản các địa phương đã thực hiện việc đăng tải thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện hoặc đăng tải với số lượng rất hạn chế.
Cụ thể, toàn quốc hiện có 53 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc đăng tải, với tổng số 1.087 hồ sơ đồ án quy hoạch. Đồng thời, có 10 địa phương chưa thực hiện việc đăng tải.
Trong khi đó, nhiều địa phương đăng tải với số lượng rất hạn chế chỉ 1 đồ án quy hoạch như An Giang; Khánh Hòa; Bắc Kạn; Bến Tre; Cao Bằng; Nghệ An; Sơn La…
Cò đất "thổi giá" theo thông tin quy hoạch chưa rõ ràng
Thực tế, những động thái của Nhà nước hay địa phương về quy hoạch… đều đã và đang bị giới đầu cơ lợi dụng để tung tin, thổi giá đất tạo các cơn sốt đất ảo. Điển hình trong số này phải kể đến việc điều chỉnh phê duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn, Cần Giờ, Phú Quốc. Mỗi lần địa phương đề xuất điều chỉnh và được Chính phủ phê duyệt thì bất động sản các khu vực này cũng điều chỉnh giá bán theo chiều hướng tăng cao hơn.
Cũng dọc từ Bắc vào Nam ngay từ đầu năm có thể kể đến những quy hoạch điển hình tác động đến thị trường bất động sản. Ví như Hà Nội dự kiến ban hành quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6/2021 nhưng chưa đầy 1 tuần, giá đất tại các khu vực ven sông Hồng đã tăng gấp 1,5 - 2 lần so với trước đó. Trong khi đó, quy hoạch này đã được đề xuất từ hơn 20 năm trước, và sau mỗi lần điều chỉnh ý tưởng quy hoạch, giá đất cũng được điều chỉnh theo.

Người dân xem khu trưng bày Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc tại trụ sở UBND huyện Thạch Thất. Ảnh: Vũ Lê/ Báo Kinh tế đô thị
Người dân xem khu trưng bày Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc tại trụ sở UBND huyện Thạch Thất. Ảnh: Vũ Lê/ Báo Kinh tế đô thị
Theo đánh giá của giới chuyên gia, không thể phủ nhận rằng, những khu vực có quy hoạch trung dài hạn thì sốt đất xảy ra là do sự kỳ vọng của nhà đầu tư giá đất tăng theo cơ sở hạ tầng là hoàn toàn hợp lý. Nhưng khi quy hoạch chưa công bố rõ ràng, cùng với sự thay đổi điều chỉnh quy hoạch liên tục thì đó là cơ sở để giới đầu cơ tạo ra các cơn sốt ảo.
Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân. Nhiều trường hợp như quy hoạch sân bay chỉ là dự kiến hoặc nằm trên bản thảo, khi quy hoạch chưa được công khai hoặc mới chỉ rò rỉ thông tin bắt đầu xuất hiện nhiều nhà đầu tư lừa đảo, căng biển, rao bán ngay cả ngay trên đất không phải của mình.
Ông Tùng dự báo: "Không chỉ đến cuối năm 2021 mà cả trong những năm tới, các cơn sốt đất sẽ còn tiếp tục lặp lại nếu như các thông tin quy hoạch dự án không được rõ ràng minh bạch. Những thông tin mập mờ sẽ vô tình tạo điều kiện cho một số người đầu cơ, thổi giá nhằm kiếm lợi. Tình trạng này sẽ khó chấm dứt nếu như không có sự kiểm soát từ chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước".
Đồng quan điểm, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết làn sóng Covid-19 lần thứ 4 được đánh giá là "hòn đá tảng" tác động mạnh nhất tới thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay. Tuy vậy, thị trường vẫn còn rất nhiều dự án "ma" và tình trạng "sốt" đất vẫn diễn ra do hệ thống thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư xuống tiền do phong trào chứ không có sự tính toán kỹ lưỡng.
Theo Trần Kháng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất