Đi qua nỗi đau bom mìn (*): Những người thoát chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nạn nhân bom mìn đa phần mất mạng; người may mắn sống sót thì cuộc đời còn lại bị tàn tật, chồng chất nỗi đau
Hơn 16 năm đã trôi qua nhưng giờ đây, mỗi khi nghe tiếng nổ, bà Võ Thị Thanh Mai (50 tuổi; ngụ thôn Kiều An, xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) lại hoảng hốt nhớ lại vụ tai nạn bom mìn đã cướp đi đứa con trai đầu lòng.
Ám ảnh cả đời
Năm ấy, con trai bà học lớp 2, ngoan ngoãn, hiền lành nên được thầy cô và bạn bè yêu mến. Một lần đi học về, cậu bé tình cờ thấy một vật lạ trên đường nên nhặt lên chơi. Khi vụ nổ xảy ra, người dân địa phương nhanh chóng đưa cháu đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, cháu đã tử vong. "Từ đó về sau, mỗi khi nghe tới bom mìn hoặc một cái gì đó phát nổ, tôi cũng giật mình. Hai đứa con sau, tôi hay kể về chuyện anh chúng qua đời do cầm trúng vật nổ rồi dặn dò các cháu cẩn thận, không được nhặt vật lạ trên đường. Giờ tôi cầu mong sao không còn ai rơi vào hoàn cảnh giống gia đình tôi lúc ấy" - bà Mai kể.
Cũng là nạn nhân của tai nạn do bom mìn nhưng ông Phạm Văn Quý (47 tuổi; ngụ thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) vẫn còn may mắn hơn so với nhiều người vì giữ được mạng sống. Chỉ vào những vết sẹo vẫn còn hằn sâu trên khuôn mặt, ông Quý cho biết năm 12 tuổi, vì tò mò nên ông đến xem một số người dân địa phương cưa bom lấy thuốc nổ và sắt bán kiếm tiền. Quả bom bất ngờ nổ, ông bị thương nặng rồi bất tỉnh.
"Sau vụ nổ kinh hoàng đó, tất cả những người cưa bom đều chết, chỉ còn mỗi mình tôi may mắn sống sót. Từ đó, tôi không thể làm được việc nặng nữa. Đến bây giờ, tôi vẫn ám ảnh mỗi khi nghe nói đến bom mìn" - ông Quý chia sẻ.
Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 627 vụ tai nạn về bom mìn, vật nổ sau chiến tranh khiến 1.045 người chết và 3.049 người bị thương.

Ông Phạm Đình Vàng bị mất đôi chân do bom mìn. Ảnh: TỬ TRỰC
Ông Phạm Đình Vàng bị mất đôi chân do bom mìn. Ảnh: TỬ TRỰC
Cuộc sống đảo lộn
Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 1975 đến nay, gần 1.400 người chết và hơn 1.600 người bị thương do hậu quả của bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh. Nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng. Không năm nào trên địa bàn Quảng Ngãi lại không xảy ra những tai nạn bom, mìn thương tâm.
Trong ngôi nhà cũ nằm sâu trong xóm nhỏ, nhiều năm qua, ông Phạm Đình Vàng (65 tuổi; ngụ thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn ngồi lặng lẽ trên chiếc xe lăn mục nát. Bầu trời trong mắt ông chỉ là khoảng không nhỏ bé lọt thỏm giữa khung cửa sổ nơi góc nhà. Ông là nạn nhân của một tai nạn bom mìn kinh hoàng, cướp đi đôi chân cách đây hơn 40 năm.
Bà Lê Thị Hoa (63 tuổi, vợ ông Vàng) nhớ lại: Một buổi chiều năm 1977, ông Vàng ra đồng đi lượm sắt về bán, kiếm tiền mua gạo. Đang loay hoay với đống sắt vụn, bỗng một tiếng "ầm" chói tai vang động cả xóm làng. Hàng xóm, người thân chạy ra thì thấy ông Vàng đang quằn quại trên vũng máu, đôi chân gần như đứt lìa, thương tích khắp người.
Dù mất đôi chân nhưng với sức trẻ và nghị lực phi thường, ông Vàng vượt qua biến cố, trở thành trụ cột chính của gia đình. Hằng ngày, ông gắn đôi chân giả, làm tất cả mọi công việc đồng áng, xúc cát thuê, kiếm tiền nuôi 3 con trưởng thành. Khi nỗi đau do di chứng vụ nổ mìn chưa nguôi ngoai, cách đây 5 năm, ông bất ngờ bị tai biến và gần như liệt cả người. Ông không nói được, chỉ ngồi trên xe lăn; mọi sinh hoạt, ăn uống đều trông chờ vào người khác.
Thấy cha bị mất đôi chân, lại bệnh nặng, anh Phạm Đình Thành (con trai ông Vàng) nghỉ làm công nhân, ở nhà chăm sóc cha.
"Ba tôi cả đời đã chịu khổ vì mất đôi chân, bây giờ lại bị tai biến nên chuyện sinh hoạt càng khổ hơn. Nhiều lúc tôi đi vắng một lúc, ông tự ngã, nằm dưới đất một mình, không thể gượng dậy được. Mỗi khi đi đâu xa, sợ ba ngã nên tôi phải lấy dây nịt ông vào chiếc xe lăn. Bởi vậy, chiếc xe lăn lâu ngày bị gỉ sắt, hư hỏng theo" - anh Thành nói.
Còn ông Nguyễn Phú Dương (51 tuổi; ngụ xã Bình Chương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cũng bị thương tật suốt đời do bom mìn. Năm 18 tuổi, khi đang ngồi ôn bài để chuẩn bị thi đại học thì người nhà ông đem về đống sắt vụn. Ông giúp người nhà phân loại phế liệu. Bất ngờ, trái đạn cũ phát nổ, ông rơi vào hôn mê. Tỉnh dậy thì đôi chân đã không còn lành lặn, cánh tay trái cũng mất. Khi ấy, ông luôn nghĩ đến cái chết, cuộc sống bị đảo lộn.
Nhờ sự động viên của gia đình cùng bạn bè, chàng trai trẻ năm nào gắng gượng làm lại cuộc đời. Không thực hiện được ước mơ làm thầy giáo dạy văn nhưng ông vẫn tìm đến văn chương, xem đó là bầu bạn để vượt qua chuỗi ngày tăm tối. 
Nỗi đau thì mỗi người mỗi kiểu, không ai thay đổi được quá khứ nhưng mình phải chấp nhận nó, sống với nó… Bây giờ, những di chứng vụ tai nạn vẫn đeo bám và chắc chắn sẽ còn dai dẳng nhiều năm nữa. Nhưng có lẽ nỗi đau đó cũng dần quên đi so với hạnh phúc về một mái ấm gia đình tôi đang có” - ông Nguyễn Phú Dương tâm sự.
Kỳ tới: Chiến binh bên dải đất tử thần
ANH TÚ - TỬ TRỰC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.