'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 50 năm qua, ông Thái Ngọc (80 tuổi) vẫn không ngủ được. Ông có tìm đến rượu để ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say.
Từ chối cả nghìn USD để quay phim
Một chiều cuối tháng 3, chúng tôi tìm về thung lũng Nà Trăng nằm ở góc rừng Nông Sơn (trú xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) để gặp lại ông Thái Ngọc - người cách đây vài chục năm đã quá nổi tiếng về câu chuyện không ngủ.
Ông cũng đã từng lọt vào top 10 "siêu nhân" thế giới về khả năng này.
 
Ông Thái Ngọc từng lọt top 10
Ông Thái Ngọc từng lọt top 10 "siêu nhân" thế giới về khả năng không ngủ.
Thời gian đó, chuyện ông mất ngủ trở thành đề tài "hot", có nhiều hãng truyền hình nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Anh… tìm đến tận nhà "canh" ông cả một tuần.
Họ đem đến rất nhiều máy móc tối tân, bẫy, đặt và giăng khắp nơi, từ nhà ở, nương rẫy đến chỗ đi vệ sinh xem ông có lừa người khác về khả năng không ngủ của mình hay không.
Nhưng rốt cuộc, các nhà báo dù thay nhau trực vẫn không phát hiện ông "lừa dối" mà còn mệt và ngủ li bì; còn ông Ngọc, cứ tự nhiên chong đèn cuốc đất, làm đồng cả đêm. Ông đi vào lịch sử ngành y khoa như một bí ẩn đến nay chưa ai giải mã được.
 
Trang trại ở góc rừng Nông Sơn được ông Ngọc gắn bó từ khi còn trẻ.
Trang trại ở góc rừng Nông Sơn được ông Ngọc gắn bó từ khi còn trẻ.
Theo lời ông Ngọc kể, lúc mọi người biết chuyện, có hãng truyền hình còn chủ động đưa ra vài nghìn USD để mong rằng có sự hợp tác từ ông và được ghi hình độc quyền nhưng ông đều khước từ. Vì theo ông, ông không thích mình trở thành người nổi tiếng.
Ông Ngọc kể thêm, thời gian đó, cũng có một đoàn làm phim của Thái Lan tìm đến, ngoài đặt vấn đề ghi hình thì họ còn đưa ra một ý định sẽ bảo lãnh ông sang Thái Lan chữa bệnh. Nhưng ông vẫn từ chối, vì theo ông, nếu ham tiền thì ông đã nhận lời của mấy hãng truyền hình trước đó chứ làm gì cần đến đoàn làm phim Thái Lan.
 
Ngôi nhà nhỏ từng nổi tiếng khi có nhiều hãng truyền hình cử người đến
Ngôi nhà nhỏ từng nổi tiếng khi có nhiều hãng truyền hình cử người đến "canh" ông một tuần.
Sự từ chối này đã bị nhiều người cho là khùng, là dại. Nhưng ông vẫn quả quyết rằng phải sống theo ý và quan điểm của mình. Ông không muốn nổi tiếng và bị đồng tiền sai khiến.
"Không ngủ được thì có ảnh hưởng chi mô mà sang bên đó chữa. Tôi vẫn ăn uống bình thường và làm việc được. Tôi tuy nghèo nhưng không tham tiền mô", ông Ngọc cười nói.
Cuộc sống của "dị nhân" gần nửa thế kỷ không ngủ
Mượn rượu để chợp mắt
Đến nay, ông Ngọc đã 80 tuổi, thân thể dẻo dai cũng bắt đầu theo quy luật đời người. Giờ đây, ông đang thèm chợp mắt, nhưng theo lời ông Ngọc thì hiện vẫn chưa ngủ được.
Ban đêm, nhất là về mùa mưa, mưa tầm tã, cứ nằm "chèo queo" miết cũng chán, cứ muốn ngủ, mà giấc ngủ nào có đến. Nên ông phải làm vài chai rượu, để tìm giấc ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say chứ chưa từng ngủ được một giấc trọn vẹn.
 
Ông đã từng từ chối vài nghìn USD của đài truyền hình vì không muốn nổi tiếng.
Ông đã từng từ chối vài nghìn USD của đài truyền hình vì không muốn nổi tiếng.
Nhấp chén trà, ông Ngọc kể, ông lớn lên trong thời chiến, nửa đêm chạy loạn, mất ngủ là chuyện thường nên chẳng để ý. Nhưng năm 32 tuổi, tự dưng sau một đêm không ngủ, ông cảm thấy không còn thèm ngủ nữa.
Đêm kế tiếp, ông cố gắng nhắm mắt mà không được, đêm tiếp theo cũng thế, rồi thêm nhiều đêm nữa… Tính đến nay, đã hàng chục nghìn đêm ông không ngủ được.
"Những ngày đầu không ngủ, trong người thấy bứt rứt khó chịu lắm, nhưng riết rồi quen, với lại chuyện ăn uống và sức khỏe vẫn bình thường nên tôi cũng không còn mơ màng đến giấc ngủ nữa", ông Ngọc chia sẻ.
 
Năm ông Ngọc 32 tuổi, tự dưng sau một đêm không ngủ, ông cảm thấy không còn thèm ngủ nữa.
Năm ông Ngọc 32 tuổi, tự dưng sau một đêm không ngủ, ông cảm thấy không còn thèm ngủ nữa.
Không ngủ được, tất nhiên quỹ thời gian của ông gần như gấp đôi người khác. Ở quê, chủ yếu lao động chân tay nên đêm đến, ông làm đủ mọi thứ chuyện, từ cuốc cỏ đến gặt lúa, làm ruộng...
Dẫn tôi ra vườn, ông chia sẻ, lúc còn trẻ thì trang trại này ông chia ra nhiều vùng để trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng. Trong đó ông trồng keo và những loại cây ăn quả cùng nhiều loại cây lấy gỗ như cây dó bầu, chò, sao đen... nhằm bảo tồn giống gỗ quý.
 
Hiện tại, ông Ngọc đã 80 tuổi, thân thể dẻo dai cũng bắt đầu theo quy luật đời người.
Hiện tại, ông Ngọc đã 80 tuổi, thân thể dẻo dai cũng bắt đầu theo quy luật đời người.
Mấy ao cá tại đây cũng chính tay ông đào qua nhiều đêm không ngủ. Những đêm không mưa, có trăng là ông làm việc có năng suất hơn. Còn những đêm tối trời thì "bạn" của ông là đống lửa và ánh đèn dầu do ông tự chế.
"Bực lắm, tức lắm. Cái bệnh chi lạ. Thấy người ta ngủ mà thèm. Những đêm trăng tỏ, tôi thường ra ruộng nhổ cỏ, cuốc đất chứ ngồi yên một chỗ không chịu được. Nghĩ cũng lạ, thời gian tôi làm việc nhiều gấp đôi người thường mà cuộc sống vẫn không khấm khá nổi", ông Ngọc tếu táo nói.
Tuổi cao, không ngủ được khiến nhiều người hoài nghi rằng ông có một sức mạnh siêu nhiên nào đó. Nhưng có lẽ câu trả lời này dành cho y học, khoa học. Còn với ông Ngọc, cứ đều đặn ngày lên trại cho gà ăn, tối thức nghe đài là chuyện bình thường như cơm bữa.
 
Theo ông Ngọc, đến nay đã gần 50 năm trôi qua nhưng ông vẫn chưa ngủ được.
Theo ông Ngọc, đến nay đã gần 50 năm trôi qua nhưng ông vẫn chưa ngủ được.
 
Ông có tìm đến rượu để ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say.
Ông có tìm đến rượu để ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say.
 
Tay của ông Ngọc bị thương trong chiến tranh, mỗi khi trái gió trở trời thì rất đau nhức.
Tay của ông Ngọc bị thương trong chiến tranh, mỗi khi trái gió trở trời thì rất đau nhức.
 
Lúc trước khi mất ngủ, ông thường làm đủ thứ chuyện, từ cuốc cỏ đến gặt lúa, làm ruộng...
Lúc trước khi mất ngủ, ông thường làm đủ thứ chuyện, từ cuốc cỏ đến gặt lúa, làm ruộng...
 
Bây giờ, dù sức khỏe không tốt như trước, nhưng ông Ngọc vẫn miệt mài gắn bó và chăm sóc trang trại của mình.
Bây giờ, dù sức khỏe không tốt như trước, nhưng ông Ngọc vẫn miệt mài gắn bó và chăm sóc trang trại của mình.
 
Tuổi cao, không ngủ được, khiến nhiều người hoài nghi rằng ông có một sức mạnh siêu nhiên nào đó.
Tuổi cao, không ngủ được, khiến nhiều người hoài nghi rằng ông có một sức mạnh siêu nhiên nào đó.
Theo Hoài Sơn (Dân Trí/TPO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.